BÀI 5 GIÁC SƠ ĐỒ
5. Các phương pháp giác sơ đồ
Mục tiêu:
5.1. Giác đối đầu: Thường được áp dụng trong sơ đồ vải 2 chiều (vải uni,
vải có hoa văn 2 chiều, vải có hoa văn tự do). Khi giác các sơ đồ này, ta được phép xoay trở các chi tiết thẳng hướng sợi và đối đầu nhau trong cùng một sản phẩm hoặc các cỡ vóc khác nhau của mã hàng. Yêu cầu cho phép giác đối đầu có thể được nhận diện bằng đường canh sợi có mũi tên hai chiều. Đây là hình thức giác sơ đồ đơn giản nhất và có hiệu suất giác sơ đồ lớn nhất.
5.2. Giác đuổi: Thường được áp dụng cho sơ đồ vải một chiều (vải hoa văn
một chiều, vải kẻ một chiều, vải nhung,…). Khi giác, ta không được phép xoay trở các chi tiết, mà phải giác tất cả các chi tiết (không phân biệt của một cỡ vóc hay của các cỡ vóc khác nhau) theo một chiều nhất định. Ta có thể nhận diện được yêu cầu này thông qua đường canh sợi là mũi tên một chiều. Hình thức giác sơ đồ này khá phức tạp, tốn nhiều nguyên phụ liệu.
5.3. Giác đối xứng: Hình thức giác đối xứng được áp dụng trong trường
hợp cần căn kẻ ngang hay hoa văn giữa các chi tiết đối xứng và các chi tiết trên sản phẩm có tính đối xứng cao (2 thân trước, 2 thân sau, 2 tay, 2 nẹp tay, 2 túi, 2 lá cổ, 2 ve áo,...). Để giác sơ đồ này, thường người ta cần phối hợp với phương pháp trải vải đối xứng.
Phương pháp trải vải đối xứng được tiến hành như sau: người ta tiến hành căn kẻ, hoa văn và màu sắc của từng đôi lá vải liên tiếp nhau (số lớp vải cần trải phải là số chẵn). Phần vải không phù hợp cho căn kẻ được cắt bỏ. Do đó, với phương pháp trải vải này, lượng vải tiêu hao là rất lớn, tốn nhiều công sức trải vải và hiệu suất trải vải thấp.
Khi giác sơ đồ, người ta tiến hành giác một nửa số chi tiết có trên sơ đồ. Sau đó, đặt sơ đồ lên bàn vải để cắt các chi tiết. Các chi tiết của hai lá vải liên tiếp nhau sẽ đối xứng nhau về hoa văn, đối kẻ, và được lắp ráp với nhau trên một sản phảm, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
5.4. Giác vừa đối xứng, vừa đuổi: Hình thức giác này áp dụng cho việc
giác các chi tiết đối xứng trên sơ đồ vải một chiều. Cách thực hiện tương tự phương pháp giác đối xứng, nhưng sơ đồ phải là loại một
chiều. Hình thức giác sơ đồ này có hiệu suất giác, trải và cắt bàn vải
thấp nhất.