- Về mặt khách quan: Hai tội phạmnày khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tộ
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, sai sót trong định tộidanh và quyết định
hình phạt
Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ chí Minh có thể khái qt một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong định tội danh cũng như trong quyết định hình phạt như sau:
- Nhóm nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, đây là loại tội phạm rất khó phát hiện, có độ ẩn rất cao. Bởi vì để phát hiện ra
được vụ án hình sự thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại phải phát hiện ra con em họ bị xâm hại tình dục tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thực tiễn người bị hại hoặc người thân thiết của người bị hại thường có thái độ bất hợp tác hoặc người phạm tội dùng nhiều thủ đoạn để xóa dấu vết che dấu hành vi phạm tội. Do đó, việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc xác định tội danh cũng như quyết định hình phạt.
Thứ hai, do bị hại cũng như gia đình bị hại tố cáo hành vi phạm tội chậm nên khó khăn
thu thập các chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội như tinh dịch, lơng tóc, rách màng trinh…
Thứ ba, do những hạn chế, bất cập của những quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội
phạm và hình phạt nói chung, về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng như: một số quy định của BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hành cũng còn những điểm chưa rõ ràng, có những quy định chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể dẫn đến việc định tội danh, quyết định hình phạt gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động định tội danh trong giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế, nhất là phương tiện phục vụ cho cơng tác giám định pháp y về tình dục cịn nhiều bất cập. Thêm vào đó, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng cịn hạn chế, chưa huyến khích họ trong cơng tác nghiệp vụ.
- Nhóm ngun nhân chủ quan:
Thứ nhất: Trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm của
một số người tiến hành tố tụng còn hạn chế, yếu kém.
Việc áp dụng pháp luật có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên mơn, trình độ của người áp dụng pháp luật. Thực tế cho thấy, một số ít Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nhất là Hội thẩm chưa tích cực nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra, một số khác chưa tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, khơng cập nhật các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật kịp thời nên khi áp dụng các quy phạm pháp luật để định tội và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
còn mang tính chủ quan, chưa chính xác.
Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ đối với những người áp dụng pháp luật chưa tương xứng nên chưa kích thích tinh thần chủ động, tích cực nên nhiều vụ việc thời gian bị kéo dài.
Thứ hai: Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan tiến hành tố tụng
cấp trên đối với cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới có lúc cịn chưa kịp thời, chưa sâu sát và cụ thể. Một số trường hợp, sau khi phân công nhiệm vụ, lãnh đạo không quan tâm đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện công việc của người được giao, không nắm bắt được những khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ trong quá trình trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến những sai sót trong việc áp dụng các qui định pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhất định. Nhìn chung, mặt tích cực là cơ bản nên cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn quận đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế, thiếu sót trong việc định tội danh và quyết định hình phạt do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Đánh giá đúng, đầy đủ những khó khăn, vướng mắc cũng như những hạn chế thiếu sót trong q trình định tội danh và quyết định hình phạt từ thực tiễn trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh mới có cơ sở thực tế để đưa ra một số yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong chương 3.
Chương 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTHÌNH SỰ VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC