2.1 Quan điểm
- Tăng cường tiếp cận vốn theo chuỗi giá trị là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong q trình hồn thiện thể chế kinh tế nói chung và phát triển doanh nghiệp tư nhân ở nước ta.
- Nâng cao nhận thức là yếu tố nền tảng, kết hợp với chủ động, không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm triển khai các cách tiếp cận, chính sách mới, hoàn thiện khung pháp lý và tận dụng tối đa thành quả của CMCN 4.0 nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính chính thức, thân thiện với chuỗi giá trị cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.
- Cải thiện tiếp cận vốn theo chuỗi giá trị cần một lộ trình thích hợp, phù hợp với định hướng thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở cân nhắc, thu hẹp ở mức độ phù hợp khoảng cách giữa các quy định pháp lý về tín dụng, thanh tốn quốc tế so với các thơng lệ quốc tế tốt.
2.2 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Tăng cường hiệu quả tiếp cận vốn cho doanh nghiệp
trong chuỗi giá trị, đặc biệt là DNNVV, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như cải thiện giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể:
- Xếp hạng chỉ số Tiếp cận tín dụng theo đánh giá của WB năm 2025 tăng 5-8 bậc so với năm 2019; năm 2020 tăng ít nhất 1 bậc so với năm 2019.
- Giá trị gia tăng (tính theo USD, theo thống kê của OECD) trong kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 tăng khoảng 30% so với năm 2015.
- Số lượng các đăng ký giao dịch bảo đảm bằng các khoản phải thu và hàng tồn kho năm 2025 tăng 40% so với năm 2019; và
- Dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị năm 2025 tăng 50% so với năm 2019.