Mã chương: MH CG 10 - 7 Giới thiệu:
Sự phá huỷ kim loại, các máy móc thiết bị bằng kim loại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do tác dụng hoá học, tác dụng điện hoá và tác dụng cơ học.
Sự phá huỷ kim loại do hố học hay điện hố gọi là sự ăn mịn kim loại hay sự gỉ. Sự phá huỷ kim loại do cơ học gọi là sự mài mòn kim loại.
Mục tiêu:
- Nêu được các dạng ăn mòn kim loại, cách xử lý và bảo vệ bề mặt các sản phẩm cơ khí.
7.1. Khái niệm chung
Sự phá huỷ kim loại, các máy móc thiết bị bằng kim loại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do tác dụng hoá học, tác dụng điện hoá và tác dụng cơ học.
Sự phá huỷ kim loại do hoá học hay điện hố gọi là sự ăn mịn kim loại hay sự gỉ. Sự phá huỷ kim loại do cơ học gọi là sự mài mòn kim loại.
7.1.1. Các dạng ăn mịn kim loại (gỉ)
Gỉ có nhiều dạng khác nhau:
• Theo cơ cấu bên trong có 2 loại: gỉ hố học và gỉ điện hố. • Theo dạng bên ngồi: gỉ hồn tồn bề mặt, gỉ bộ phận, gỉ điểm.
• Theo mơi trường gây gỉ gồm: gỉ trong mơi trường khí quyển, gỉ trong dung dịch, gỉ trong khơng khí, gỉ trong đất v.v...
7.1.2. Các dạng mài mòn
Sự mài mịn là sự thay đổi khơng mong muốn về hình dáng và kích thước của bề mặt chi tiết vì mất đi một lượng kim loại do tác dụng cơ học của các phần tử rắn từ bề mặt chi tiết hoặc từ mơi trường ngồi.
Sự mài mịn cơ học có thể xuất hiện ở 2 dạng sau:
• Khi có chuyển động tương đối của kim loại trên kim loại.
• Khi có chuyển động của mơi trường phi kim trên bề mặt kim loại.
7.2. Các phương pháp xử lý và bảo vệ bề mặt kim loại
Thực chất của xử lý bề mặt kim loại là tạo cho các chi tiết máy có khả năng chống gỉ, chống mài mịn, tính chịu nhiệt v.v...bằng các phương pháp xử lý thích hợp. Có các phương pháp xử lý bề mặt kim loại sau:
7.2.1. Xử lý nhiệt kim loại