5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
4.1.1. Tổng quan về pháp luật nhãn hiệu Việt Nam
Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật và kinh tế Việt Nam đã và đang mở trang mới thể hiện nổ lực của Chính phủ đẩy mạnh hiệu quả hơn mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và cộng đồng Quốc tế. Theo một báo cáo năm 2005 của Bộ ngoại giao, Việt Nam đã thành lập các mối quan hệ thương mại với trên 150 đối tác và đã ký các hiệp định thương mại với trên 80 quốc gia và khu vực. Bên cạnh các mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đã mở rộng và gia tăng chiều sâu các quan hệ với các quốc gia phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị như Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu, góp phần quan trọng cho sự phát triển thương mại và kinh tế quốc gia tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tiến trình mở ra các giao dịch thương mại và xu thế tự do hóa và tồn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến việc bảo hộ sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu. Những bảo hộ trước đây đã được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt Nam theo nguyên tắc “giới hạn lãnh thổ” nay khơng cịn phù hợp với các nhu cầu thương mại của nền công nghiệp. Dưới áp lực của các xu thế tồn cầu hóa này270, nguyên tắc “giới hạn lãnh thổ” là điểm nhấn chính của luật quốc gia về bảo hộ nhãn hiệu đã bị tác động. Vì vậy, hợp tác quốc tế về nhãn hiệu đã trở thành một yếu tố cần thiết của thương mại. Mặc dù trình tự pháp luật quốc tế liên quan đến nhãn hiệu vẫn có vai trị nhất định nhưng hiện nay bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình hình kinh tế và chính trị gần đây như tồn cầu hóa thương mại, cách mạng thông tin và sự xuất hiện và phát triển của thương mại điện tử.
Trong tiến trình tồn cầu hóa, nhu cầu về bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng tăng vì có một số hàng hóa hoặc dịch vụ khơng thể xuất hiện trên thị trường trong khi thơng tin liên quan đến các hàng hóa và dịch vụ đó đã có thể được biết đến tại thị trường đó. Danh tiếng của hàng hóa hoặc dịch vụ đó
“The tendency and development of trade mark in international level”, Hội thảo “International Protection of Trade marks” được tổ chức tại TP. HCM từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2001.
ngày càng thu hút đối với các doanh nghiệp vi phạm khác. Các vụ việc vi phạm xảy ra mọi nơi và mức độ vi phạm cũng như độ phức tạp ngày càng tăng. Vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng trở nên bị đe dọa. Tại thị trường Việt Nam, nhiều vụ việc vi phạm quyền và nhãn hiệu sở hữu trí tuệ gia tăng trên quy mơ rộng, đặc biệt đối với các nhãn hiệu quốc tế thông dụng và nổi tiếng. Mọi giải pháp cho vấn đề này không những phải tập trung vào các chủ sở hữu được bảo hộ mà còn phải hướng đến các chính sách chiến lược khác nhằm tăng cường sự cạnh tranh tại thị trường nội địa và tạo ra các ưu đãi đầu tư và phát triển kinh tế.
Việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn là vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều nổ lực lớn ban hành các luật và quy định để quản lý vấn đề này nhưng vấn đề vi phạm và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước cũng như chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trong lĩnh vực về quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã nổ lực ban hành chế định pháp lý hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nhãn hiệu của Việt Nam tại thị trường quốc tế và đưa ra các bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngồi nhằm khuyến khích đầu tư vào thị trường trong nước. Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ như Cơng ước Paris và Thỏa Ước Madrid. Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản và quy định cụ thể của các công ước này đã được thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh tại Việt Nam.
Trước năm 2005, Việt Nam cũng đã ban hành một hệ thống các quy định trong nước dựa trên một số nguồn luật quan trọng nhằm điều chỉnh vấn đề sở hữu trí tuệ.271 Luật Sở hữu trí tuệ đã được ban hành năm 2005 nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia.272 Đây là một bước phát triển đáng kể đối với luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, tạo ra một chế định quốc gia mới nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 gồm 222 điều khoản áp dụng đối với hầu hết mọi vấn đề liên quan đến sở hữu t rí tuệ như quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế cơng nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây trồng. Luật này cũng quy định trình tự thủ tục đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động quản lý hành chính, chuyển giao cơng nghệ và các vấn đề mang tính thương mại thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Đến năm 2009, luật này đã được sửa đổi, bổ sung273 với nhiều quy định mới quan trọng như Điều 87274 về quyền đăng ký
Chẳng hạn, các quy định của BLDS 1995 (Phần thứ VI); Nghị định 63/CP năm 1996; Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996; Thông tư 1254/1999/TT ngày 12/7/1999; Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999; Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001; Thông tư 825/TT-BKHCNM T ngày 03/5/2000; Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000; Thông tư 49/2001/TT-BKHCNM T; Thông tư 29/2003/TT- BKHCN; Thông tư 30/2003/TT-BKHCN…
Luật SHTT số 50/2005 do Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
Luật bổ sung sửa đổi Luật SHTT số 36/2009 do Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 19/6/2009. Điều 13 Luật bổ sung sửa đổi Luật SHTT số 36/2009
nhãn hiệu và Điều 90275 về nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” khi đăng ký sở hữu trí tuệ. Sau đó, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm giải thích và hướng dẫn áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.276
Như vậy, có thể thấy rằng ở cấp độ quốc gia Việt Nam đã và đang cố gắng xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đa dạng và chi phối nhiều lĩnh vực nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ở cấp độ quốc tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán, ký kết và gia nhập khá nhiều các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực SHTT, do vậy nhìn chung pháp luật Việt Nam cơ bản phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, điểm hạn chế cơ bản của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng: (i) khoảng cách giữa các quy định của pháp luật thực định với điều kiện thực tiễn còn khá lớn, và cơ chế thực thi và đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cịn khá yếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, pháp luật Việt Nam vẫn chưa phát huy hiệu quả vai trị điều chỉnh của mình. Hiện có rất ít quy định cụ thể liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng cũng như thủ tục công nhận và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.