Sử dụng BTVL trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo (Trang 26 - 31)

I. Phân tích nội dung phần “Định luật bảo tồn”vật lí lớp 10 THPT

I.5. Sử dụng BTVL trong dạy học vật lí

I.5.1. Sử dụng bài tập trong tiết học tài liệu mới

Giải bài tập là một phần hợp thành của đa số tiết học vật lí. Trong tiết học nghiên cứu tài liệu vật lí thường chiếm khoảng 30% thời gian cho việc giải bài

tập ở cuối tiết học, vào đầu tiết học thường được dùng kiểm tra kiến thức của HS hoặc để củng cố tài liệu đã học và thường dùng các biện pháp sau để kiểm tra: - GV gọi HS lên bảng và yêu cầu từng em giải bài tập do GV ra.

- Một vài HS giải bài tập vào vở hoặc ra giấy.

-Trước khi vào dạy bài mới cho cả lớp làm bài viết trong 10- 15 phút.

Các biện pháp này cho phép kiểm tra một cách linh hoạt kiến thức của HS, nâng cao được ý thức trách nhiệm của họ đối với việc học tập và tiết kiệm thời gian. Nhưng các biện pháp này có nhược điểm là nhiều khi chúng chiếm mất phần khá lớn thời gian học có hiệu quả nhất của tiết học và thường hay vỡ kế hoạch, không đảm bảo thời gian học tài liệu mới.

Các bài tập đầu tiết học, trước khi học tài liệu mới khơng thể cho những bài q khó. Cần phải lưu ý những bài tập định tính yêu cầu giải thích các hiện tượng vật lí.

Khi nghiên cứu tài liệu mới tùy theo nội dung của tài liệu và phương pháp dạy học các bài tập có thể là một phương tiện đóng vai trị minh họa cho kiến thức mới hoặc là một phương tiện chủ yếu để rút ra kiến thức mới.

Khi củng cố tài liệu mới, GV thường phân tích các bài tập với tồn lớp. Tuy nhiêncũng có thể cho HS tự làm bài viết. Ở đây khó khăn chủ yếu là làm sao cho tất cả HS đều tích cực làm việc và GV đồng thời nhận được những thông tin về các kết quả của công việc.(7,Tr52)

I.5.2. Sử dụng bài tập trong tiết luyện tập

Khi vạch kế hoạch dạy học cho từng đề tài GV phải xác định mục đích của các tiết học luyện tập về bài tập. Việc chuẩn bị cho tiết học trước hết bao gồm việc tự học tài liệu lí thuyết của HS. Giáo viên nên ôn lại tài liệu này với HS một cách ngắn gọn nhất vào đầu tiết học hoặc trước khi làm bài tập tương ứng.

Trong những tiết giải bài tập thường dùng chủ yếu hai hình thức tổ chức làm việc của lớp là: Giải bài tập ở trên bảng để HS theo dõi chung hoặc HS tự

làm bài tập vào vở. Người ta thường áp dụng hình thức tổ chức lần thứ nhất khi phân tích những điều kiện bài tập mới hoặc khi GV cần giới thiệu cho HS những kiến thức mới về phương pháp giải bài tập. Cịn hình thức thứ hai thì được dùng chủ yếu để hình thành kĩ năng và kĩ xảo thực hành cũng như để kiểm tra kết quả học tập của HS.

Khi gọi HS giải bài tập trên bảng cần tránh hai khuynh hướng cực đoan: GV chỉ cho HS được gọi lên bảng tất cả mọi chi tiết, phép tính cụ thể, hoặc ngược lại GV “vặn” HS làm rắc rối khiến các em không thể trả lời được. Kết quả là mất thì giờ vơ ích, làm cho GV lẫn HS đều khơng thỏa mãn.

GV phải giải thích cho HS các nguyên tắc giải những loại bài tập mới bằng trình bày mẫu như là sự trình bày trong khi giới thiệu tài liệu lí thuyết mới. Thường là sau khi HS đã lĩnh hội được các kiến thức cần vận dụng để giải bài tập mới, GV phân tích một bài tập mẫu khơng phức tạp lắm và làm cho HS hiểu rõ angôrit giải bài tập mẫu để vận dụng vào thực hành.

Có thể dùng những tiết học riêng, hoặc một phần của tiết học để HS tự làm bài tập. Bài làm phải vừa sức đồng thời phải phức tạp đúng mức và gây được hứng thú. Điều đó tất nhiên địi hỏi phải có một phương pháp phân biệt HS. Có thể đạt được điều này bằng những cách khác nhau. Chẳng han, tùy theo trình độ của HS ta có thể cho HS làm những bài tập riêng ghi trên tấm phiếu hoặc ra cho toàn lớp một số bài tập với mức độ phức tạp tăng dần và yêu cầu mỗi HS làm bài mà mình cảm thấy vừa sức. Ở trường hợp này cách thứ hai tốt hơn vì nó làm cho việc phân tích bài tập đã giải quyết dễ dàng và gây được khơng khí thi đua trong học tập. Vì mỗi HS đều muốn làm nhiều bài tập hơn và những bài khó hơn, mặt khác GV mất ít cơng sức hơn.

Trong tiết học luyện tập về bài tập phải tích cực hóa tới mức tối đa hoạt động nhận thức của tất cả HS. Nếu không trong phần lớn thời gian của tiết học HS chỉ ngồi nghe một cách thụ động những lời giải thích của GV và câu trả lời

của các bạn được gọi. Muốn tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS có thể sử dụng các biện pháp sư phạm sau:

- Nêu mục đích của việc giải bài tập để chỉ cho HS thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc luyện tập. Chẳng hạn, trước khi giải bài tập về xác định vận tốc dài của chất điểm trong chuyển động trịn có thể trình bày cho HS rõ một người thợ tiện đều phải biết tính tốn như vậy để xác định vận tóc cắt kim loại. Các nhà bác học thì tính vận tốc trên quỹ đạo trịn v.v... Có trường hợp có thể nêu ra tầm quan trọng của một bài nào đó đối với việc nghiên cứu tài liệu giáo khoa sau này.

- Đưa ra một vài giả thuyết hoặc giả định có thể mâu thuẫn nhau, nhờ đó thu hút được sự chú ý của HS. Những bài tập nêu ra ý kiến mâu thuẫn nhau hoặc làm bật ra những sai lầm và thiếu sót HS thường mắc phải trong học tập, có tác dụng kích thích hứng thú đặc biệt của HS. Muốn vậy trong nhiều trường hợp có thể trình bày dưới hình thức đàm thoại giữa các HS hoặc giữa GV và HS.

- Sử dụng các bài tập “vui”. Yếu tố vui trong bài tập làm cho HS thích thú và bớt mệt mỏi trong học tập. Chẳng han, có thể nêu các bài tập như sau: Hai em chở nhau bằng xe đạp. Hỏi em ngồi sau có thể đẩy vào lưng em ngồi trước để làm cho xe đạp đi nhanh hơn được không?..

- Sử dụng các tài liệu trực quan và các thí nghiệm vật lí. Muốn HS hiểu đầy đủ giả thiết của bài tập hoặc muốn trong khi làm bài tập học sinh lĩnh hội thêm được các kiến thức, bổ sung về các hiện tượng vật lí và các dụng cụ thì nên sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện này. Trong trường hợp khác chúng lại là đối tượng nghiên cứu đã được học trong các bài thực nghiệm.

- Kết hợp đúng đắn việc làm tập thể và cá nhân ở trong lớp. Ở đây, học sinh có thể tự lực làm bài tập vào vở hoặc làm bài tập dưới sự giúp đỡ của giáo viên, nhiều trường hợp lời giải được ghi trên bảng để HS theo dõi.

- Trong giờ bài tập gọi HS lên bảng cũng rất quan trọng. Có một số GV muốn tiết kiệm thời gian đã thường gọi em khá lên bảng làm bài tập. Có một số khác thì ngược lại, thường chăm chú vào học sinh kém và ln làm việc với họ. Tất nhiên việc có thể và phải gọi vừa HS khá vừa HS kém lên bảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng khi phân tích một bài tập mới thì thường nên gọi HS trung bình. Những HS kém thường ít theo dõi được cách làm của HS khá. Mặt khác , những khó khăn và những chỗ vấp trong khi làm bài tập trên bảng có khi rất bổ ích để tranh luận một số vấn đề nào đó. Trong tiến trình này HS khá bị lơi cuốn vào cuộc và làm cho họ tích cực tranh luận với tồn lớp. Khi giải một bài tập phức tạp thì nên gọi lần lượt một vài HS lên bảng. Các em này sẽ làm kế tiếp các phép tính riêng lẻ và sau khi tất cả làm xong thì gọi một hai em khác nhắc lại toàn bộ bài tập.

- Cho HS lập các bài tập là biện pháp sư phạm rất có ích, vì HS lập những bài tập về các cơng thức vật lí hoặc các định luật vật lí đã học. Cơng việc này có thể cho làm ngay ở lớp hoặc ở nhà. Các bài tập này phải được GV kiểm tra và những bài hay nhất thì cho tồn bộ cả lớp làm. (16,Tr54)

I.5.3. Sử dụng bài tập trong tiết ôn tập

Trong các tiết ôn tập người ta thường dùng các bài tập mà HS chưa nắm vững một cách hoàn toàn, các bài tập tạo điều kiện đi sâu giải thích các hiện tượng vật lí, các bài tập cho phép khái quát hóa tài liệu của đề tài và các bài tập tổng hợp liên hệ tài liệu của một số đề tài.

Khi cho HS giải các bài tập tổng hợp trong các tiết ôn tập ở cuối các chương hoặc cuối giáo trình, GV có dịp khắc sâu kiến thức cho HS, hệ thống hóa các khái niệm định luật, cơng thức cần nắm vững để vận dụng khi giải bài tập và lưu ý thêm cho HS những điểm quan trong về phương pháp giải các loại bài tập tương ứng với các kiến thức đó. Ví dụ : Khi ơn tâp chương “ Định luật bảo tồn” có thể cho HS giải các bài tập sau: Một chiếc thuyền có khối lượng m= 125kg

đậu trên mặt nước yên lặng. Hai người lần lượt có khối lượng m1= 50kg, m2=

45kg đứng ở hai đầu thuyền. khi hai người đổi vị trí cho nhau, thuyền có di chuyển hay không ? Di chuyển theo hướng nào và độ dịch chuyển bằng bao nhiêu? Biết chiều dài thuyền l=11m. Bài tập này tạo điều kiện cho HS tổng hợp kiến thức. Khi ơn tập cuối giáo trình vật lí, có thể cho HS giải các bài tập sau: I.16, III.3, hoặc đưa ra một bài tập có tính chất tổng hợp từ đầu , tới cuối chương. (7,Tr60)

I.5.4. Sử dụng bài tập trong các buổi ngoại khóa

Mục đích giải bài tập ngoại khố là: phát triển thế giới quan của HS, giới thiệu cho HS những phương pháp khoa học về nhận thức tự nhiên, trang bị cho HS những kĩ năng khơng chỉ về tốn học mà cả về thực nghiệm... (7,Tr66).

Một trong những hình thưc phổ biến nhất của cơng tác ngoại khóa về vật lí về nhóm giải bài tập, việc tổ chức những nhóm giải bài tập vật lí như vậy có tác dụng tích cực trực tiếp đến kết quả học tập của HS.

Việc tổ chức cơng việc khi làm bài tập ở nhóm, sao cho mỗi nhóm có một cách hào hứng và có nội dung phong phú thì u cầu người GV phải có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo, nếu khơng nhóm giải bài tập sẽ biến thành một tổ chức phụ đạo thông thường gồm những học sinh kém hoặc, ngược lại, gồm những HS chăm chỉ. Ở những buổi ngoại khóa nên phân tích các bài khó hơn mà HS có thể gặp trong các kì thi HS giỏi hoặc trong các kì thi đại học.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w