Đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh

Một phần của tài liệu Luận văn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 28 - 30)

trị thơng minh

Trong đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng nhất là đổi mới quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ quản trị thơng minh. Để làm được điều này, có rất nhiều cơng việc phải thực hiện, nhưng có thể tổng hợp lại là: Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng kết nối chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của các cấp, các ngành, các địa phương... Thứ hai, cần đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng, quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và với điều kiện hệ thống quản lý đã được tin học hóa, được trang bị những thiết bị thơng tin, hệ thống mạng hoàn chỉnh, hiện đại cho phép mở rộng khả năng theo dõi, nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá thơng tin. Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước có phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc biệt, trong bối cảnh mới, công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ, phương tiện hiện đại trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái mới và có ý tưởng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình

KẾT LUẬN

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các đặc điểm khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, thúc đẩy cơng tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những

thành công đã đạt được, quá trình thực hiện CNH, HĐH thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và chậm được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chậm phát triển.

Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó phải thực hiện quyết liệt quá trình chuyển đổi mơ hình kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, chú trọng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh trên các cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực, trong đó, nâng cao vai trị định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển KT - XH gắn với thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, tạo cơ chế tài chính để các địa phương thu hút các nguồn lực cho phát triển; hình thành các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố tiền đề CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)