2. Những tồn tại yếu kém trong quá trình đổi mới và thựchiện vai trò chủ đạo của KTNN:
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trên:
Nghị quyết TW III đã khẳng định: “Những hạn chế, yếu kém của doanh
nghiệp nhà nước có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan.”
*Thứ nhất: Chưa có sự thống nhất cao, trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp đổi mới, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
Rất nhiều ý kiến hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự vào sự cần thiết cũng như vai trò chủ đạo của KTNN và DNNN, dẫn đến sự bất dồng trong quan điểm, nhận thức và vai trò của KTNN trong nền kinh tế. Theo họ, DNNN không thể hoạt động có hiệu quả, không có khả năng cạnh tranh bằng DN tư nhân và do vậy không nhất thiết phải duy trì, vì những lý do:
Theo họ, vấn đề quan trọng không phải là DNNN hay DN tư nhân, và là sản xuất có hiệu quả hay không, vì quy cho đến cùng thì sẽ hữu thi là phương tiện, tăng trưởng kinh tế mới là mục tiêu.
Hai là: Chỉ chủ tư nhân – là chủ sở hữu tài sản một cách chính đáng mới quan tâm chăm lo cho DN của mình, quản lý chi phí hợp lý, tiết kiệm đồng thời có khả năng nhanh nhạy, linh hoạt trong cơ chế thị trường.
Ba là: DNNN có chủ sở hữu là nhà nước nên có một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý lấy tài sản tài sản ra sử dụng lãng phí, mặt khác, DNNN bị chi phối bởi nhiều cơ quan quản lý nên hạn chế nhiều khả năng kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, sức cạnh tranh kém.
Trong việc hoạch định các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả DNNN cũng gặp những trở ngại, bởi sự bất đồng về các giải pháp, về yêu cầu và vị trí của KTNN hay DNNN trong nên kinh tế, điều đó dẫn đến chia ra những chính sách thiếu tính khả thi.
* Thứ 2: Chất lượng đội ngũ quản lý có nhiều sai sót hạn chế về phẩm chất cũng như khả năng quản lý. Công tác tổ chức quản lý và khuyến khích sản xuất chưa hợp lý.
-Một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân nhân viên bị thoái hoá, biến chất đã vi phạm chính sách, pháp luật gây thất thoát tài sản, tiền vốn và làm tổn hại cho nhà nước và tập thể rất nhiều.
-Một bộ phận không nhỏ các cán bộ quản lý từ khối kinh tế cũ bảo thủ ỷ lại, thiếu năng động nhưng vẫn giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo quan trọng trong DN. Số cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm, thiếu kiến thức về kinh doanh, quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng lại dẫn đến những sai sót gây hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế như: thua thiệt trong liên doanh với những chủ đầu tư nước ngoài, kinh doanh kém hiệu quả, lãng phí tài sản nhà nước.
-Số lượng công nhân viên chức trong các DNNN tuy lớn nhưng trình độ học vấn văn hoá, kỹ thuật còn thấp, công nhân thiếu tay nghề do đó không
đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, trong khi giá thành cao, sức cạnh tranh yếu và phục vụ nhu cầu công cộng không tốt.
-Các DNNN còn chậm đổi mới công nghệ, còn nhiều bất cập trong việc tổ chức sản xuất, bố trí xây dựng dây chuyền sắp xếp cán bộ, công nhân viên chưa đúng chức năng, Trong khi đó bộ máy quản lý DN còn nặng nề, cồng kềnh số lượng lao động còn dư thừa chưa được giải quyết nên năng suất thấp.
-Việc quản lý, sử dụng tài sản và tiền vốn hiện có trong các DN còn thiếu chặt chẽ, chính xác, hiệu quả sử dụng vốn thấp dẫn đến tình trạng thiếu vốn tăng lên. Tình trạng tiền lương, khen thưởng phân phối cho người lao động chưa công bằng, chưa đúng với năng lực làm việc của mỗi người, do đó chưa khuyến khích phát triển tài năng và nâng cao năng suất lao động.
-Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của các DN và thủ trưởng của các đơn vị sản xuất còn bị buông lỏng.
* Thứ ba: Quản lý của nhà nước đối với KTNN vòn nhiều thiết sót.
-Một là: Chưa có chiến lược quy hoạch dài hạn đầy đủ về phát triển các ngành kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là quy hoạch phát triển DNNN trên các vùng kinh tế, khu kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế, dịch vụ then chốt mũi nhọn. Do vậy mà hệ thống DNNN chưa có cơ cấu hợp lý, chưa có chiến lược kinh doanh và phát triển DN một cách đầy đủ và đúng. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh chưa có hiệu quả. Hoặc do cơ quan quản lý không đầu tư đúng hướng dẫn đến sản phẩm làm ra không tiêu thụ được đưa DN đến làm ăn thua lỗ, phá sản.
-Hai là: Chính sách đổi mới công nghệ, phương pháp, phương tiện trong sản xuất – kinh doanh và quản lý chậm được thực hiện. Trong những năm đổi mới, công nghệ thiết bị, phương tien trong sản xuất kinh doanh và quản lý tuy có hiện đại hơn trước nhưng lại nhập từ các nước khác nhau dẫn đến thiếu đồng bộ, khi muốn thay thế đòi hỏi chi phí rất lơn do đó mà công nghệ rất chậm được cải tiến. Mặt khác, do thiếu trình độ mà một số DNNN khi đã có kinh phí để đổi mới công nghệ thì lại mua về “rác thải công nghiệp” là những máy móc lạc hậu của các nước tiên tiến về mình, làm cho công nghệ nước ta vốn đã lạc hậy thì nay vẫn cứ lạc hậu.
-Ba là: một số chính sách vốn để phát triển doanh nghiệp và kinh doanh chưa hợp lý và đồng bộ khi chuyển sang cơ chế mới, DN cần phải lo cho cả
ba loại vốn: vốn cho đầu vào, vốn cho sản xuất, vốn cho tiêu thụ, khác với trước đây nhà nước chỉ lo vốn mỗi khâu đầu vào, do đó nhà nước không cung cấp đủ vốn cho DN sản xuất – kinh doanh, dẫn đến hoạt động sản xuất bị trì trệ.
-Bốn là: Hệ thống pháp luật cơ chế ban hành và thực hiện chưa cơ bản. Luật pháp nước ta còn rất nhiều bất cập , thương mang tính tình thế, thay đổi liên tục.Diều đó gây trở ngại cho các nhà hoạt động kinh tế trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất lâu dài cho DN. Hiệu quả thực thi pháp luật còn rất chậm, chưa nghiêm túc. Một điều bất ổn đó là các chính sách còn chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các cấp làm cho các DN khó nắm bắt để thực hiện. Môi trường pháp luật như vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hợp tác với các nước trên thế giới.
-Năm là: Quy định về trách nhiệm hoạt dông cụ thể của từng đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ.
* Thứ 4: Do nguyên nhân lịch sử
Nhiều DNNN phải gánh chịu hậu quả do quá trình lịch sử hình thành và phát triển: cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, giá trị sử dụng của số tài sản, thiết bị thấp, nhưng tính giá trị để bảo toàn vốn và khấu hao vốn. Cơ chế bao cấp để lại một đội ngũ lao động quá lớn trình dộ thấp, sức khoẻ yếu, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện nay.
Mặc dù chủ sở hữu DNNN là nhà nước song phải thông qua nhiều đại diện chủ sở hữu gián tiếp - trách nhiệm bị phân tán một cách không đồng bộ dẫn đến rất phức tạp khi cần quyết định một vấn đề kinh tế cần thiết.
DNNN còn vai trò rất lớn là thực hiện những nhiệm vụ xã hội công cộng làm cơ sở xây dựng nền tảng cho chế độ xã hội mới. Vì lẽ đó mà ngoài hoạt động kinhdoanh, DNNN còn hoạt động trong các lĩnh vực công ích, điều đó có tác động đến tốc độ tăng trưởng của KTNN sẽ chậm hơn so với các thành phần kinh tế khác chỉ hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Những tồn tại yếu kém:
+ Xét chung tất cả các thành phần của KTNN thì bộ phận nào cũng có hạn chế:
-Quản lý còn chưa chặt chẽ và thiếu rõ ràng về tài chính, ngân sách.
-Làm ăn còn kém hiệu quả do tính chất là KTNN được nhà nước bao cấp một số mặt, do đó còn thiếu năng động trong cạnh tranh trên thị trường, rất ít
DN làm ăn có hiệu quả và thực sự đứng vững độc lập để cạnh tranh với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nếu không có sự bảo trợ của nhà nước.