Quỹ môi trường Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 tại thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 71)

3. Đối tượng nghiên cứu

3.2.3. Quỹ môi trường Thái Nguyên

Quỹ môi trường được hình thành từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.

Nguồn hình thành quỹ từ phí và lệ phí môi trường, đóng góp của cá nhân và doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tiền lãi và tiền thu được từ các hoạt động của quỹ.

Hỗ trợ do quỹ môi trường cung cấp dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản

vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tạo và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp.

Quỹ môi trường tạo nguồn vốn ổn định và lâu dài để hỗ trợ cho các cơ sở, các ngành trong hoạt động bảo vệ môi trường nguồn tài chính để xử lý kịp thời khi xảy ra các trường hợp ô nhiễm môi trường.

Bảng 3.10. Cấp vốn bổ sung hàng năm

Đơn vị (đồng)

Nội Dung Năm 2011 Năm 2012

Vốn bổ sung hằng năm

- Đợt 1: 786.000.000 - Đợt 2: 523.000.000

3,152 tỷ

(Nguồn Quỹ Bảo Vệ Môi Trường Thái Nguyên).

Nguồn vốn bổ sung hàng năm cho các hoạt động BVMT nhằm hỗ trợ cho các cơ sở, các ngành, là nguồn tài chính để xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi trường và vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Điều đó được thể hiện ngày càng rõ qua các năm với mức vốn bổ sung ngày càng tăng cao , năm 2011 là 1,309 tỷ; năm 2012 là 3,152 tỷ. Môi trường ngày càng ô nhiễm, việc chấp hành đóng phí theo đúng quy định của các cơ sở, các ngành chưa được thực hiện đầy đủ nên việc bổ sung vốn hàng năm với mức vốn ngày càng cao là rất cần thiết để hỗ trợ cho việc xử lý các vi phạm trong BVMT.

Bảng 3.11. Quyết định xử phạt đối với 10 đơn vị tại Thái Nguyên năm 2013

STT Tên đơn vị Địa chỉ Số tiền xử phạt

Số quyết định xử phạt

1 Công ty cổ phần thương mại Bắc Giang Số 36- đường Nguyễn Văn cừ- Bắc giang 20.000.000 13/QĐ-XPHC 18/4/2013 2 Công ty TNHH một thành viên Vinaminco, tổ 11 phường Quang trung – TP Thái nguyên

tổ 11 phường Quang trung – TP Thái nguyên 20.000.000 14/QĐ-XPHC 25/24/2013

3 Cơ sở đúc gang của bà Hà Thị Minh Phương Tổ 13. phường Tích lương 13.000.000 23/QĐ-XPHC 16/3/2012 4 Bà Tạ Thị Nhung – chủ Trang trại chăn nuôi gà

Xóm Đậu- xã Minh Đức huyện Phổ Yên 15.000.000 03/QĐ-XPHC 25/01/2012 5 Ông Đặng Đức Khang- chủ trang trại chăn nuôi

gà Xóm Cầu Giáo, xã Minh Đức huyện Phổ Yên 15.000.000 04/QĐ-VPHC 25/01/2013

6 Trạm trộn bê tông nhựa nóng thuộc Công ty cổ

phần đầu tư xây dựng 886 – Thành Nam Xóm Hắng – xã Hông Tiến- huyện Phổ Yên 20.000.000 56/QĐ-XPHC 03/06/2013

7 Doanh nhân tư nhân Phú Cường, do Bà Nguyễn Thị Mùi làm giám đốc Tổ 9, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên 15.000.000 35/QĐ-VPHC ngày 30/6/2013 8 Công ty TNHH MTV kim loại màu Thái nguyên Nhà máy kẽm điện phân Xử phạt tại khu công nghiệp Sông Công 14.000.000 34/QĐ-XPHC 25/6/2013

9 Công ty TNHH MTV mỏ và luyện kim Thái

nguyên

20.000.000 1417/QĐ- UBND ngày

26/7/2013 10 Công ty cổ phần vật liệu

xây dựng thương mại vận tải Bắc Đại Tây

Dương Thuộc xóm Bến Đò- xã Thịnh Đức- TP Thái Nguyên 10.000.000 Số 33/QĐ- XPHC ngày 24/6/2013 Cộng 162.000.000

(Nguồn: Quỹ bảo vệ môi trường – Sở TNMT Thái Nguyên). Năm 2013 vừa qua, ngoài việc triển khai tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao cùng với việc bảo vệ môi trường ngày càng đạt hiệu quả. Bên cạnh việc làm tăng trưởng kinh tế của của các cơ sở sản xuất, kinh doanh họ lại bất chấp tất cả để gây ô nhiễm môi trường chỉ vì mục đích phát triển kinh tế của riêng họ. Vì vậy đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đã bị xử phạt hành chính đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh đã gây ra ô nhiễm cho môi trường. Để đảm bảo đồng thời cho sự phát triển bền vững thì vấn đề phát triển kinh tế cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Một số doanh nghiệp không chỉ vi phạm một hai lần mà còn cố tình gây ô nhiễm môi trường tới nhiều lần. Mặc dù đã có chính sách xử phạt, xong bên cạnh đó cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa trong chính sách quản lý và xử phạt nghiêm, nặng đối với các trường hợp cố tình vi phạm gây ô nhiễm môi trường này.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 4.1. Giải pháp về thể chế chính sách

4.1.1. Các giải pháp chung

- Hoàn thiện hệ thống các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy có liên quan, tiến hành sửa đổi, bổ sung vào hệ thống luật định để xây dựng các quy định mang tính chặt chẽ và toàn diện.

- Tăng cường năng lực thể chế, đảm bảo sự thi hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Giải quyết việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Phân định, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn giữa cơ quan quản lý trung ương và cơ quan quản lý địa phương.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường phù hợp để làm cơ sở cho việc thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện.

- Đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường, xây dựng quỹ môi trường ngành, quỹ bảo vệ môi trường địa phương, hoàn thiện các quy định về thu phí như trong Nghị định 175 của Chính phủ.

- Tăng cường năng lực thể chế, cơ chế khuyến khích, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, tiếp tục đào tạo, nâng cao và chuẩn hóa các thanh tra viên.

- Hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Xác lập quyền sử dụng tài nguyên thên

nhiên và xác lập các quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân.

4.1.2. Các biện pháp cụ thể

- Thắt chặt công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm đổ rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường thực thi nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về môi trường, tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc kiểm soát ô nhiễm.

- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay thế thiết bị công nghệ kiểm soát ô nhiễm bằng cách thực hiện chế độ ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ được hưởng mức phí thấp hơn so với các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ xử lý.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng.

- Lồng ghép vai trò của cộng đồng vào các chính sách, quy định của Thành phố, đưa họ trở thành những nhà quản lý, tạo điều kiện để người

dân giám sát hoạt động của các cơ sở tạo chất thải từ đó có phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình thải ra môi trường các chất thải gây hại. - Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và tinh thần tự nguyện của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

4.2. Giải pháp giáo dục và truyền thông

- Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và hoạch định chính sách các cấp các ngành.

- Thông báo thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi...) về tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của các chất thải nguy hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người.

- Đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào trong giáo dục ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, tổ chức nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Đối với các doanh nghiệp cần tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cho họ nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền”.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt nam một số công cụ cũng được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và phí khai thác khoáng sản, quỹ bảo vệ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ kinh tế vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt nó được sự đồng tình chấp thuận của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu...nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.

Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách và các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Áp dụng CCKT trong quản lý môi trường là cách tiếp cận đúng đắn nhằm hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc áp dụng CCKT trong quản lý môi trường đã được Chính phủ quan tâm. Một số CCKT đã được triển khai áp dụng ở các quy mô khác nhau. Bước đầu, các công cụ kinh tế đã có tác dụng tích cực giúp hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên, do chưa có nghiên cứu đầy đủ về các CCKT nên quá trình triển khai các công cụ này trên địa bàn Thành Phố còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thực thi chưa cao.

Trong thời gian tới, để tăng cường áp dụng CCKT trong quản lý môi trường theo tinh thần Nghị Quyết 27- NQ/BCSĐ-TNMT, xin kiến nghị cơ quan quản lý “Tổng Cục Môi Trường” chỉ đạo thực hiện các hoạt động: Nâng cao năng lực nghiên cứu về áp dụng CCKT thông qua đào tạo và hợp tác quốc tế, rà soát các CCKT đang áp dụng để điều chỉnh, bổ sung những vướng mắc, bất cập, nghiên cứu và triển khai áp dụng một số CCKT mới. Nên áp dụng các công cụ này trong phạm vi thí điểm nhằm học hỏi kinh nghiệm trước khi mở rộng áp dụng ở quy mô lớn. Đặc biệt là các CCKT nên được thiết kế theo hướng đơn giản, dễ áp dụng để phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh thanh tra kiểm tra tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo tiền đề cho CCKT phát huy hiệu quả.

1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.

Em cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn UBND TP Thái Nguyên, phòng kế hoạch và Đầu tư TP Thái Nguyên , Phòng TN & MT TP Thái Nguyên, Phòng Thống kê TP Thái Nguyên và các hộ nông dân trên địa bàn TP Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện Luận văn

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2014.

Sinh viên

Trần Thị Dịu

2

BPP Người hưởng thụ phải trả tiền PPP Người gây ô nhiễm phải trả tiền

CAC Mệnh lệnh và kiểm soát

CCKT Công cụ kinh tế

BVMT Bảo vệ môi trường

QLMT Quản lý môi trường

DN Doang nghiệp

QH Quốc hội

VPHC Vi phạm hành chính

CN Công nghiệp

NSNN Ngân sách nhà nước

UBND Ủy ban nhân dân

BTC Bộ tài chính

TM – DV Thương mại – dịch vụ

NN Nông nghiệp

TNMT Tài nguyên môi trường

KT – XH Kinh tế - xã hội

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

SXCN Sản xuất công nghiệp

QCVN Quy chuẩn việt nam

TCVN Tiêu chuẩn việt nam

TP Thành phố

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp………... 38

Bảng 3.2. Khối lượng rác thải phát sinh năm 2013……… 47

Bảng 3.3. Thực trạng nộp phí thu gom rác thải sinh hoạt……….. 48

Bảng 3.4. Thống kê số hộ gia đình thực hiện nộp phí thu gom rác thải sinh hoạt ………. 49

Bảng 3.5. Kết quả điều tra về hiện trạng thu gom rác thải của các hộ ……... 50

Bảng 3.6. Thống kê nguồn lực phục vụ công tác thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ……….. 50

Bảng 3.7. Thực trạng nộp phí trong hoạt động BVMT của các doanh nghiệp (công ty)………. 51

Bảng 3.8. Tiền thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt……….. 54

Bảng 3.9. Tiền thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp……… 56

Bảng 3.10. Cấp vốn bổ sung hàng năm……… 57

Bảng 3.11. Quyết định xử phạt đối với 10 đơn vị tại Thái Nguyên năm 2013……… 58

4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……… 2

2. Mục tiêu nghiên cứu……….. 3

3. Đối tượng nghiên cứu……… 3

Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……….. 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ……… 4

1.1.1.Cơ sở pháp lý ………... 4

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ……… 5

1.2. Khái niệm về công cụ kinh tế ……….. 6

1.2.1. Một số đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế………... 7

1.2.2. Sự cần thiết của các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường ………. 9

1.3. Vai trò của CCKT trong quản lý và bảo vệ môi trường……… 10

1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng các CCKT……….. 12

1.4.1. Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” PPP……... 12

1.4.2. Nguyên tắc “Người hưởng thụ phải trả tiền” BPP……….. 13

1.5. Thực trạng áp dụng các CCKT trong quản lý môi trường trên thế giới và

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 tại thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 71)

w