200000 60.0% 180000 48.5% 50.0% 160000 140000 37.4% 35.5% 40.0% 120000 35.8% Dư nợ tín dụng cá nhân 100000 30.0% 80000 20.0% Tổng dư nợ 60000 10.6% 40000 10.0% Tỉ trọng dư nợ tín dụng 20000 0 0.0% cá nhân
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Qua biểu 2.7 và biểu 2.8 với các ngân hàng so sánh là ACB, Sacombank, Techcombank và Eximbank thì thấy rằng trong cả 2 năm 2009, 2010: Vietcombank tuy có tổng dư nợ tín dụng lớn nhất (nhiều hơn gấp đơi so với ACB – có dư nợ lớn thứ hai) tuy nhiên dư nợ tín dụng cá nhân thì lại thấp nhất trong các ngân hàng so sánh và tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ thì cịn q
khiêm tốn (khoảng 10%) trong khi ở các ngân hàng cịn lại, tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ khá cao (hơn 30%).
Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách phát triển bán lẻ nhưng vẫn chưa tạo được cú phát triển vượt bậc do cái bóng tín dụng bán sỉ vẫn cịn q lớn, mà để thay đổi điều này không phải là chuyện một sớm một chiều, địi hỏi phải là cả một q trình thay đổi từng bước một về tư duy lãnh đạo lẫn chính sách hoạt động của ngân hàng.
2.3.1.2 Sự phát triển thị phần
Bảng 2.10: Thị phần tín dụng cá nhân của các ngân hàng (2008 – 2010)
Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ACB 10,9% 10,4% 9,7%
Sacombank 10,1% 11,2% 9,2%
Techcombank 4,9% 5,2% 5,7%
Eximbank 6,0% 5,4% 6,6%
Vietcombank 6,3% 6,2% 5,6%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính tốn của học viên)
Trong năm 2010, mặc dù dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank có tăng trưởng số tuyệt đối nhưng thị phần lại giảm đi, nguyên nhân là do dư nợ tín dụng của tồn hệ thống tăng trưởng mạnh. Nhìn chung thị phần của Vietcombank trong lĩnh vực tín dụng cá nhân khơng cao so với tồn hệ thống.
Mảng tín dụng cá nhân tuy đã được những nhà lãnh đạo Vietcombank quan tâm từ vài năm trước nhưng do những điều kiện và vị thế đặc thù của mình mà hiện Vietcombank chưa thể có tên trong danh sách các ngân hàng có thị phần tín dụng cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng kinh doanh này hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tầm vóc của Vietcombank.
2.3.1.3 Hệ thống kênh phân phối
Trong năm 2010, Vietcombank thành lập thêm 2 chi nhánh mới và 40 phòng giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch và chi nhánh lên 357 điểm trải rộng trên 43 tỉnh thành trong cả nước. Nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng
khi muốn giao dịch thanh toán, chuyển tiền và vay vốn cá nhân tại Vietcombank, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Vietcombank trên các địa bàn.
Đồng thời Vietcombank cũng thành lập, sắp xếp lại bộ máy của các chi nhánh để hình thành bộ phận chuyên bán lẻ tại chi nhánh. Trong đó được chú trọng nhất là việc thành lập Phịng Tín Dụng Thể Nhân tại các chi nhánh và đã triển khai cho vay tại các phòng giao dịch (trước đến nay chủ yếu là huy động vốn) giúp tiếp cận thị trường sâu sát hơn.
Việc thành lập phòng ban chuyên trách mảng cho vay cá nhân thể hiện rõ ràng mục tiêu hoạt động hướng đến bán lẻ của các nhà lãnh đạo Vietcombank. Tuy nhiên để hệ thống mạng lưới vận hành thực sự chuyên nghiệp thì nhiều khâu, nhiều bước và quy trình phối hợp cần rà sốt lại để đảm bảo hiệu quả cao hơn trong quản lý, giám sát quản trị rủi ro toàn hệ thống và tạo thuận lợi cho khách hàng.