Một số hình thức phản hồi trong giao tiếp 1 Đặt câu hỏ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 27 - 30)

4.2.3.1. Đặt câu hỏi

a. Mục đích của đặt câu hỏi

• Thể hiện sự quan tâm đến đối tác giao tiếp, đến vấn đề các bên đang trao đổi • Giúp chúng ta có nhiều thơng tin hơn về vấn đề chúng ta quan tâm

• Giúp làm rõ thêm những nội dung chúng ta chưa nắm rõ

• Hiểu rõ thêm suy nghĩ, quan điểm của đối tác về những vấn đề họ đang trao

đổi

• Biểu biện của sự lắng nghe

• Kích thích đối tác trao đổi nhiều hơn những thơng tin quan trọng • Lơi kéo sự tham gia của các thành viên tham gia cuộc giao tiếp

• Đánh giá nhận thức của đối phương về những vấn đề chúng ta đã trao đổi • Tìm hiểu về đối phương...

b. Phân loại câu hỏi

Có nhiều cách phân loại câu hỏi. Dựa vào cách đặt câu hỏi, có thể phân chia thành câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Dựa vào cách trả lời, có thể chia thành câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp. Hơn nữa, tùy từng ngữ cảnh, trong giao tiếp, đàm phán hay tham vấn, cách thức đặt câu hỏi, loại câu hỏi cũng được vận dụng khác nhau.

* Câu hỏi đóng là những câu hỏi nhằm xác nhận lại thơng tin, khơng có tính gợi

mở và câu trả lời thường chỉ có hai lựa chọn, đúng - sai/khơng đúng; có - chưa/ khơng có, …

Câu hỏi đóng thường dùng:

• Mở đầu cuộc giao tiếp, câu hỏi đóng giúp thăm dò, xác định nhanh chóng người nghe có hứng thú, quan tâm hay khơng. Qua cách trả lời của họ, ta có thể điều chỉnh chủ đề, nội dung giao tiếp.

• Trong q trình giao tiếp, câu hỏi đóng giúp kiểm tra sự thống nhất, mức độ tin cậy của các thông tin được đề cập trong nội dung giao tiếp.

• Kết thúc cuộc giao tiếp, câu hỏi đóng đơi lúc được hiểu như câu hỏi tu từ giúp những tham gia vào cuộc giao tiếp tóm tắt, xác nhận lại những thông điệp cần ghi nhớ.

* Câu hỏi mở là dạng câu hỏi cung cấp thông tin, ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều người hỏi chưa biết hay còn mơ hồ. Câu hỏi mở rất cần thiết cho sự hấp dẫn của các cuộc giao tiếp, cho việc nghiên cứu, điều tra thực tế, nhằm cung cấp thông tin, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời.

Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng: ai, cái/ điều gì, ở đâu, khi nào, vì sao, như thế nào … (Trong Tiếng Anh là dạng câu hỏi WH-question). Câu hỏi

mở là những câu hỏi khơng có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những ý kiến trao đổi hoặc tranh luận, người được hỏi khơng bị gị bó về câu trả lời. Câu hỏi càng mở, người được hỏi càng dễ trả lời. Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định hướng điều gì có giá trị, điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận.

Các dạng câu hỏi mở Ví dụ

Câu hỏi đào sâu (giúp khai thác thông tin, mở rộng vấn đề, giúp tìm hiểu bản chất vấn đề)

- Điều này có ý nghĩa gì với bạn?

- Bạn có thể nói rõ hơn ý này là thế nào? - Theo bạn, bước tiếp theo có thể là gì? - Tại sao vấn đề này lại quan trọng thế? - Sao bạn nghĩ vậy?

- Bạn có thể nói theo cách khác khơng? - Bạn có thể cho một ví dụ khơng?

- Bạn có thể giải thích lý do cho mọi người khơng? - Bạn cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi?

Câu hỏi Giả định (giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết, giúp phát huy trí tưởng tượng)

- Điều gì sẽ xảy ra nếu…?

- Nếu/ giả sử…, bạn nghĩ thế nào? - Nếu…, bạn đồng ý hay phản đối? - Có cách nào khác thay thế khơng?

- Nếu điều đó xảy ra, nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao?

Câu hỏi xác định nguồn thông tin? (giúp đánh giá mức độ tin cậy, trung thực của thông tin)

- Tại sao bạn nghĩ thơng tin mình đưa ra là có thể tin cậy được?

- Tại sao bạn nghĩ điều đó là đúng?

- Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không? - Đây là ý kiến của bạn hay từ nguồn khác?

của cá nhân (giúp đánh giá quan điểm, tình cảm, suy nghĩ của cá nhân)

- Bạn đánh giá như thế nào về…?

- Bạn đã từng trong tình huống đó chưa và bạn xử lý ra sao?

- Điều gì khiến bạn tin như thế?

Bạn cần lưu ý các tiêu chí trong kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả mà chúng tôi đã đề cập ở chương 2.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 27 - 30)