6. Kết cấu của luận văn
3.1. Phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường giao nhận vận tải
Xu hướng thế giới:
Trong thời đại tồn cầu hóa như hiện nay thì bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Tồn cầu hóa làm cho việc giao thương giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo nhu cầu về các dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ phụ trợ....Và điều đó dẫn đến bước phát triển của ngành Logistics toàn cầu (Global Logistics).
Hiện nay, thị trường Logistics đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ USD/năm trong 2 năm gần đây, tương đương khoảng 11% GDP thế giới. Năm 2017 giá trị thị trường ước đạt khoảng 9 nghìn tỷ USD, trong đó có 4 công ty lớn nhất thế giới là Ceva Logistics, DHL, FedEx và UPS chiếm 15% tổng doanh thu toàn cầu. Mặc dù dịch vụ Logistics cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ suy giảm kinh tế tồn cầu nhưng vẫn duy trì tăng trưởng tương đối lạc quan trong 4 năm qua, với doanh thu đạt mức tăng trưởng hàng năm là 2,29%.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (loT) và sự xuất hiện mới của Logistics bên thứ tư (4PL) và bên thứ 5(5PL). (Với 4PL chính là người tích hợp, hướng đến quản trị cả quá trình Logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất – nhập, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Còn 5PL phát triển nhằm phục vụ thương mại điện
tử, quản lý chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử) chính là những yếu tố thúc đẩy thị trường Logistics toàn cầu phát triển.
Các lĩnh vực sử dụng dịch vụ Logistics trên quy mơ tồn cầu gồm: bán lẻ, vận tải, sản xuất, truyền thơng, giải trí, viễn thơng, tài chính... Xu hướng Logistics trở thành sự liên kết chéo giữa các ngành công nghiệp, đặt ra nhiều thay đổi trong nội tại ngành Logistics để thích ứng với các ngành mà nó phục vụ. Đây là động lực thúc đẩy cũng là thách thức lớn với ngành.
Thị trường Logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54%/năm trong giai đoạn năm 2017-2020 và đạt 15,5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 gần gấp đơi so với mức 8,2 nghìn tỷ USD vào năm 2016.
Nhìn chung, lĩnh vực Logistics thế giới sẽ dịch chuyển trọng tâm về các thị trường đang phát triển ở châu Á cùng với sự chuyển dịch của các tập đoàn sản xuất và sự phát triển sôi động của các thị trường bán lẻ tại châu Á. Và việc đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực Logistics trên thế giới trong tương lai.
Xu hướng tại Việt Nam
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, có quy mơ khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.
Theo báo cáo: “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng thế giới (World Bank) thì chỉ số đánh giá phát triển Logistics (LPI) của Việt Nam vào tháng 9/2016 là 2,98. Xếp hạng 64 trên tổng số 160 quốc gia được đánh giá và xếp thứ 4 trong khối ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Bảng 3.1: Xếp hạng LPI của Việt Nam Năm Điểm số Xếp hạng 2007 2,89 53 2010 2,96 53 2012 3,00 53 2014 3,15 48 2016 2,98 64
Nguồn: Ngân hàng thế giới (World Bank)
Ngoài ra theo số liệu khơng chính thức, đến giữa năm 2011 Việt Nam có khoảng trên dưới 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Trong số này, tính đến tháng 10 năm 2011, có 133 doanh nghiệp là hội viên của VIFFAS, gồm 116 hội viên chính thức và 17 hội viên liên kết. Quy mô các doanh nghiệp hầu hết đều thuộc loại vừa và nhỏ. Các công ty Logistics Việt Nam được chia thành ba nhóm chính: (1) Cơng ty nước ngoài với 100% vốn đầu tư từ nước ngồi hoặc cơng ty liên doanh, (2) DN tập đồn nhà nước, (3) Công ty tư nhân (Theo ông Trịnh Ngọc Hiến, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của
Vinafco).
Nhưng theo khảo sát của VLA thì tính đến nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics khoảng hơn 3000 doanh nghiệp trong đó có 20% là cơng ty nhà nước, 70% là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân là 10%... Có một hiện tượng đang nổi lên đó là “Nhà nhà làm Logistics, người người làm Logistics”. Do vậy tác giả dự báo trong tương lai, hoạt động Logistics giao nhận hàng hóa XNK tại các doanh nghiệp giao nhận ở Việt Nam có triển vọng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
+ Về số lượng: Các dịch vụ Logistics sẽ ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành giao nhận sẽ tiếp tục gia tăng. Đặc biệt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngồi có bề dày kinh nghiệm, hoạt động chuyên sâu, sử dụng công nghệ hiện đại vào thị trường giao nhận trong nước, các công ty giao nhận tại Việt Nam có thể phần nào học hỏi thêm kinh nghiệm, làm quen với công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ đó có thể phát triển và vững vàng hơn trong môi trường cạnh tranh.
+ Về chất lượng: Dự báo triển vọng trong những năm tới đây chất lượng dịch
vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam sẽ được nâng cao, cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt có tiềm năng trong hoạt động vận tải biển (xem bảng 3.2). Đây cũng là điều tất yếu vì để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Để xây dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường địi hỏi các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ của mình hơnnữa.
Bảng 3.2: Sản lƯợng hàng qua cảng biển giai đoạn năm 2012 – 2017
Đơn vị tính: 1000 tấn
Danh mục loại hàng Năm 2015 Năm 2016 9 tháng năm 2017 Hàng xuất khẩu 109,952 111,535 90,902 Hàng nhập khẩu 121,966 143,937 109,483 Hàng nội địa 139,568 160,902 126,828 Hàng quá cảnh 56,330 43,459 57,303 Tổng số 427,816 495,833 384,516