diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Theo quy định của Đảng tại Quy định về phân cấp quản lý cán bộ (kèm theo Quyết định số 67-QĐ/TW, ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị), chức danh Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch HĐTV các công ty nhà nước đặc biệt quan trọng cần có sự tham gia thẩm định nhân sự của các ban của Trung ương Đảng. Ban cán sự đảng Chính phủ quyết định các chức danh Chủ tịch HĐQT các tập đồn, tổng cơng ty: Dầu khí Việt Nam, Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, Hàng khơng Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, chức danh chủ tịch HĐQT các DNNN đặc biệt quan trọng khác (theo xếp hạng của Chính phủ) cũng do Ban cán sự đảng Chính phủ quyết định, sau khi tham khảo ý kiến thẩm định nhân sự của các ban có liên quan của Trung ương Đảng và đảng uỷ khối Trung ương [15]. Ngày 19/12/2017, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (thay thế Quyết định số 67-QĐ/TW), gồm những nội dung cơ bản và toàn diện ở tất cả các mặt, các khâu, các bước trong công tác cán bộ; nội dung của từng quy định khá chi tiết, cụ thể về tiêu chí, về từng loại cán bộ, từng chức vụ.
Liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ của DNNN, Bộ Nội vụ đã ban hành Thơng tư số 01/2008/TT-BNV ngày 15/01/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc.
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế tốn trưởng và những người giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong các DNNN; những người được Nhà nước cử làm đại diện CSH phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH và người được cử làm đại diện CSH
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Trong đó quy định cụ thể việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp; cử người đại diện; việc tổ chức, miễn nhiệm quản lý doanh nghiệp; thôi làm đại diện; việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH và người được cử làm đại diện CSH phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Bộ Nội vụ có Thơng tư số 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định số 97/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo Nghị định này, doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ- công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ- công ty con (sau đây gọi chung là tập đồn, tổng cơng ty, cơng ty) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: Chủ tịch HĐTV; Chủ tịch công ty; Thành viên HĐTV; Kiểm sốt viên; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kế tốn trưởng. Với mục đích nâng cao cơng tác quản trị DNNN, trong thời gian qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản trị DNNN đã được ban hành, cụ thể như sau: Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với cơng ty nhà nước. Để phù hợp với tình hình thực tế về quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005.
Ngày 23/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại
doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, thay thế Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/08/2011 quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Theo đó, điểm mới của Nghị định 106/2015/NĐ-CP đã thu hẹp phạm vi điều chỉnh, chỉ điều chỉnh đối với Người Đại Diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; bổ sung quy định về: kiêm nhiệm đối với Người Đại Diện phần vốn nhà nước; quy định cụ thể các tiêu chí đối với từng mức độ đánh giá hàng năm đối với người đại diện và sửa đổi trình tự, thủ tục đánh giá; điều kiện của Người Đại Diện; quy trình cử Người Đại Diện; miễn nhiện Người Đại Diện; xử lý kỷ luật đối với Người Đại Diện và thay đổi quy định về thơi việc.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về quản lý lao động, tiền lương đối với người lao động phù hợp với lộ trình sắp xếp, chuyển đổi công ty nhà nước, cụ thể như sau: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các công ty nhà nước, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm CSH và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp được nghiên cứu, xây dựng tách riêng so với khu vực hành chính, từng bước theo kinh tế thị trường gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà nước quy định hệ thống thang
bảng lương, các điều kiện (chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận) gắn với tiền lương và giao quyền cho doanh nghiệp quyết định xếp lương, kế hoạch lao động, mức tiền lương tối thiểu để xác định kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương; xác định quỹ tiền lương thực hiện và phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách nêu trên mới chỉ quy định về quyền,
nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với công ty nhà nước; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc mà chưa đưa ra các quy định, quy trình, rõ ràng về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, kiểm sốt viên… Cơ chế, chính sách về quản trị đại diện CSH vốn nhà nước, về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp chưa đầy đủ (Hộp 3.3 và Hộp 3.4).
Hộp 3.3: Quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp trong vụ việc Trịnh Xn Thanh ở Tập đồn Dầu khí
Từ vị trí Phó tổng giám đốc Tổng cơng ty Xây lắp dầu khí (PVC), sau hai năm, vào năm 2009, Trịnh Xuân Thanh đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT. Hai năm sau, vào năm 2011, PVC được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Và, cũng chỉ hai năm sau, ông Thanh ra đi sang Bộ Công Thương, sau khi để lại cho Tổng công ty khoản lỗ lũy kế đến cuối năm 2013, riêng công ty mẹ là hơn 3.262 tỷ đồng!
Từ một cán bộ được Nhà nước cử làm đại diện phần vốn tại doanh nghiệp, Trịnh Xuân Thanh mau chóng trở thành ơng vua con, mỗi chữ ký đáng giá cả nghìn tỷ.
Một chữ nếu: Nếu lãnh đạo Tập đồn Dầu khí thời kỳ đó quản trị chặt chẽ, sâu sát
thì liệu ơng Thanh có tự tung, tự tác?
Thêm một chữ nếu: Nếu khuôn khổ pháp luật về quản lý DNNN, quản lý phần
vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó có việc quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp được ban hành sớm hơn, có hiệu lực trên thực tế hơn thì liệu có để xảy ra những trường hợp như Trịnh Xuân Thanh?
Có thể nói, đối với các tổng cơng ty, tập đồn nhà nước, sau hàng loạt những bê bối từ Vinashin, Vinalines đến nay là PVC… chắc chắn rằng mơ hình quản lý, quản trị đã đến lúc cần phải đổi mới triệt để.
Hộp 3.4: Công tác tổ chức, cán bộ của Tập đồn
Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) giai đoạn 2006-2009
Tập đoàn đã bổ nhiệm 283 lượt cán bộ, gồm 28 cán bộ tại cơ quan tập đoàn và 255 cán bộ thuộc các đơn vị thành viên. Trong đó có một số trường hợp bổ nhiệm gây dư luận không tốt như trường hợp bổ nhiệm con trai Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT sinh năm 1980, học xong đại học ra trường tháng 02-2003. Trong thời gian rất ngắn, bình quân từ 1,5 năm đến 2 năm lại được điều chuyển, cất nhắc, đề bạt giữ các cương vị cao hơn. Tháng 3-2009 là đại diện 10% vốn của Tập đoàn và tham gia HĐQT Cơn ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin; tháng 3-2009 kiêm chức Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Tư vấn thiết kế công nghiệp; tháng 12-2009, kiêm chức Phó tổng giám đốc Cơng ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Trường hợp này được điều động, bổ nhiệm và kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ trong Tập đồn và khơng tương xứng với kinh nghiệp và trình độ chun mơn. Việc điều động, bổ nhiệm kiêm các chức vụ khơng có ý kiến của Ban Thường vụ Tập đoàn và nghị quyết của HĐQT.
Nguồn: [90]
- Chưa có đầy đủ chế tài và chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong cơng tác quản lý, điều hành, bị xếp loại doanh nghiệp khơng hồn thành nhiệm vụ, làm giảm hiệu lực pháp lý của các chế tài đã được Nhà nước quy định. Đồng thời chưa thực sự gắn năng lực lãnh đạo với vị trí cơng tác nên một số tổng cơng ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng HĐQT, Tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị cách chức.
- Chưa có quy định riêng về khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân được giao quyền đại diện CSH vốn nhà nước.
- Quản lý lao động, xác định tiền lương chưa theo vị trí, chức danh cơng việc. Có sự chênh lệch lớn tiền lương giữa các ngành, trong đó một số doanh nghiệp hưởng tiền lương rất cao nhưng không hẳn do năng suất lao động, hiệu quả tạo ra mà chủ yếu do lợi thế. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động cịn lãng phí, dư thừa, trả lương cịn bình qn.