1.Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):
Cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty như thế nào, đồng thời thể hiện sự hiệu quả trong việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
Vòng qua h ng tồn kho = Giá vốn h ng án/H ng tồn kho
Bảng 9: Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho ở công ty Vĩnh Hoàn từ 7 đến 6 tháng đầu năm 2007 2008 2009 6t đầu năm 2010 Giá vốn h ng án (VNĐ) 1,242,043,065,784 2,153,442,679,853 2,318,805,922,373 1,129,046,625,305 Hàng tồn kho (VNĐ) 92,350,154,541 333,749,986,365 334,239,891,853 289,119,829,682 Vòng quay h ng tồn kho 13.4493 6.4523 6.9375 3.9051 Số ng trung ình h ng tồn kho 27.1389 56.5693 52.6122 46.0936 (*)
(*): Số ng trung ình h ng tồn kho 6t đầu năm 2010 = 180/Vòng qua h ng tồn kho
Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n
Biểu đồ 8:Tỷ lệ vòng qua h ng tồn kho ở Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm
27.1389 56.5693 52.6122 46.0936 13.4492 6.4523 6.9375 3.9052 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010
Năm 2007 là một năm thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa Việt Nam, nhu cầu của thị trường tiếp tục tăng cao, mặt hàng cá tra, basa ngày càng nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Đầu tháng 2/2007, xí nghiệp chế biến thủy sản số 2 với năng suất 100 tấn nguyên liệu/ngày chính thức đi vào hoạt động, nâng công suất của cả nhà máy lên 250 tấn nguyên liệu/ngày, do đó hàng tồn kho được giảm đi đáng kể, nâng số vòng quay hàng tồn kho lên gần 13.5 lần. Hệ số này là khá lý tưởng, hàng tồn kho trung bình không bị ứ đọng quá 1 tháng, thể hiện khả năng sử dụng nguồn lực hiệu quả của doanh nghiệp.
Năm 2008 là năm ngành cá chịu nhiều áp lực do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó sản lượng xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, đây cũng là năm đánh dấu bước phát triển nóng của ngành nuôi trồng cá tra với sản lượng tăng vọt dẫn đến khủng hoảng thừa nguyên liệu kéo dài. Do đó lư ợng nguyên liệu tồn kho của công ty tăng vọt, kéo vòng quay hàng tồn kho giảm xuống hơn 1 nửa so với năm 2007, chỉ còn 6.45 lần.
Năm 2009, nhìn chung cả thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, do đó mặc dù Vĩnh Hoàn đã nỗ lực khắc phục những khó khăn nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty cũng không thể tăng cao đột biến so với năm 2008, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của công ty chỉ tăng nhẹ so với năm 2008. Tuy nhiên trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và nhiều doanh nhiệp xuất khẩu thủy hải sản vẫn đang hoạt động kém hiệu quả thì bước tiến này của Vĩnh Hoàn là rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, số ngày trung bình hàng tồn kho giảm dần từ năm 2008 đến 2009, và tốc độ đó cũng được duy trì qua cả nửa đầu năm 2010, khi từ hơn 56 ngày năm 2008 giảm chỉ còn 46 ngày trong 2 quý đầu năm 2010.
Đầu năm 2010, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế, do đó sản xuất của công ty Vĩnh Hoàn cũng bắt đầu phục hồi. Cụ thể doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm 2010 đã cao hơn cùng kỳ năm 2009 là 3%. Do đó công ty đang tích cực dự trữ nguyên vật liệu để chuẩn bị cho sản xuất 6 tháng cuối năm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Vì vậy, tuy hiện tại vòng quay hàng tồn kho của công ty là khá thấp nhưng với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư kỹ lưỡng, cộng với các giải thưởng nâng cao uy tín doanh nghiệp và các kế hoạch kinh doanh hợp lý, đồng thời nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, dự đoán đến cuối năm 2010, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho của công ty sẽ đạt khoảng 7.5 lần.
2.Vòng quay các khoản phải thu
`Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Đây là một trong những hệ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng qua các khoản phải thu = Doanh thu thuần h ng năm/Các khoản phải thu Số ng thu hồi tín dụng thương mại = 365/vòng qua các khoản phải thu
Trong đó: doanh thu thuần hàng năm chỉ bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty.
Bảng : vòng qua các khoản phải thu v số ng thu hồi tín dụng thương mại của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm 2007 2008 2009 6t đầu năm 2010 Doanh thu (VNĐ) 1,425,435,793,864 2,442,450,718,095 2,785,274,167,595 1,347,739,421,029 Các khoản phải thu ngắn hạn (VNĐ) 251,891,941,783 321,161,211,685 333,781,035,976 284,381,651,142 Vòng quay các khoản phải thu 5.6849 7.7359 8.4816 4.7392 Số ng thu hồi tín dụng thương mại 64.2052 47.18 43.0343 37.9811 (*)
(*) Số ng thu hồi nợ 6 tháng đầu năm 2010 = 180/Vòng qua các khoản phải thu
Biểu đồ 9:vòng qua các khoản phải thu v số ng thu hồi tín dụng thương mại của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm
Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa.
Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu số tiền khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất nên cần lượng tiền lớn hơn.
Năm 2007 là một năm kinh doanh thuận lợi của Vĩnh Hoàn, doanh thu của công ty tăng 13% so với năm 2006, hoàn thành vượt 5% kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu của công ty chỉ có 5.6849, một con số khá thấp, phản ánh sự thiếu hiệu quả trong việc thu hồi vốn do công ty vừa được cổ phần hóa
Năm 2008 và 2009 là giai đoạn kinh doanh đầy khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: giá thức ăn liên tục tăng, lãi suất ngân hàng có những lúc lên đến 21% và hạn mức tín dụng bị thắt chặt kéo theo khan hiếm tiền đồng để thu mua nguyên liệu, giá nguyên vật liệu tăng giảm liên tục. Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu cũng chỉ mua hàng vừa đủ bán chứ không dự trữ tồn kho như trước, để duy trì thị trường nhập khẩu công ty đã phải chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm nhiều hơn, kéo theo khoản phải thu cũng tăng lên 27,5% so với năm 2007, điển hình
64.2052 47.18 43.0343 37.9811 5.6849 7.7359 8.4816 4.7392 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010
là thị trường Nga và Ucraina vào những tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên, do doanh thu của công ty vẫn tăng lên nên tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu vẫn tăng lên với chiều hướng tốt.
Năm 2009, thị trường truyền thống là Hoa Kỳ vẫn còn chìm sâu trong khủng hoảng, do đó công ty đã chủ động tiến hành những bước đi cụ thể để xâm nhập thị trường Châu Âu, đặc biệt là Đức, Bỉ và Anh. Vĩnh Hoàn duy trì các kênh tiêu thụ hàng chất lượng cao, phát tr iển đến các hệ thống bán lẻ và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến hàng tinh chế.
Mặc dù đối mặt với những khó khăn như thế, nhưng vòng quay các khoản phải thu của công ty vẫn không ngừng tăng lên, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Và với việc chất lượng quản lý ngày càng nâng cao, thể hiện ở việc vòng quay thu hồi vốn 6 tháng đầu năm 2010 đạt đến 4.7392, cao hơn so với con số cùng kỳ năm 2009 thì dự đoán đến cuối năm 2010, vòng quay thu hồi vốn của công ty sẽ đạt đến mức 9.01 lần và số ngày trung bình để thu hồi nợ sẽ vào khoảng 32 ngày.
3.Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Bảng 11: tỷ lệ vòng quay tổng tài sản của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm 2007 2008 2009 6t đầu 2010 Doanh thu (VNĐ) 1,425,435,793,864 2,442,450,718,095 2,785,274,167,595 1,347,739,421,029 T i sản lưu động (VNĐ) 676,476,301,309 1,215,169,595,588 1,516,256,663,898 1,246,266,682,908 Vòng quay tổng t i sản 2.1148 2.0446 1.867 1.0814
Biểu đồ : tỷ lệ vòng qua tổng t i sản của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: lần
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Đối với công ty Vĩnh Hoàn, tuy tỷ lệ này không được cao, mặt khác còn giảm dần đều qua các năm nhưng giai đoạn mà chỉ số này giảm mạnh là giai đoạn nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng nên những tác động tiêu cực của nó lên hoạt động của công ty là không thể tránh khỏi. Đến 6 tháng đầu năm 2010 thì tỷ lệ này đã bắt đầu ổn định lại, và dự đoán đến cuối năm sẽ đạt mức 2.06, gần bằng với giai đoạn năm 2007.
2.1148 2.0446 1.867 1.0814 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010
IV.Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận:
1.Hệ số lợi nhuận ròng (Profit Margin):
Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận ròng = ợi nhuận ròng/Doanh thu
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau. Trong bản thân một ngành, thông thường, các công ty được quản lý tốt và sử dụng các yếu tố đầu vào ( vốn, nhân lực,…) hiệu quả sẽ đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi nếu có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và, nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao.
Bảng 12: Hệ số lợi nhuận ròng của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm 2007 2008 2009 6t đầu năm2010 Doanh thu (VNĐ) 1,425,435,793,864 2,442,359,528,095 2,785,274,167,595 1,477, 092,671, 242 Thu nhập ròng (VNĐ) 96,148,801,319 82,245,256,585 207,981,272,093 109,496,715,727 Hệ số lợi nhuận ròng 0.0675 0.0337 0.0747 0.0743
Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n
Biểu đồ 11: Hệ số lợi nhuận ròng của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm 0.0675 0.0337 0.0747 0.0743 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010
Đơn vị tính: lần
Hệ số lợi nhuận ròng là chỉ số biểu hiện hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực…) của doanh nghiệp. Năm 2008, Vĩnh Hoàn tăng doanh thu của mình hơn 70% nhưng chi phí lại tăng đến 77%, dẫn đến lợi nhuận ròng của giảm còn 82 tỷ so với con số 96 tỷ năm 2007, sự tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với mức tăng chi phí (bao gồ m chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý) làm cho hệ số lợi nhuân ròng bị giảm. Năm 2009, tốc độ tăng doanh thu của Vĩnh Hoàn nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, do đó hệ số lợi nhuận ròng của năm này đạt mức 0.0747. Nguyên nhân của việc tăng hệ số lợi nhuận này là năm 2009, nền kinh tế không còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản của các quốc gia tăng trưởng trở lại, mặc dù với biên độ nhỏ, nhưng vẫn làm cho doanh thu năm 2009 của Vĩnh Hoàn tăng lên so với năm 2008. Bên cạnh đó là việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý, Vĩnh Hoàn tiết kiệm được một khoản lớn chi phí không cần thiết. Hai nguyên nhân chính trên đã làm tăng hệ số lợi nhuận ròng năm 2009 lên so với năm 2008.
Đến cuối năm 2010, dự báo doanh thu của Vĩnh Hoàn sẽ tăng so với năm 2010, vì năm 2010 được dự báo là nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu thủy hải sản của các quốc gia tăng mạnh, bên cạnh việc các loại thực phẩm khác đang trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu các loại thực phẩm đó bị giảm mạnh. Doanh thu tăng song song với việc cắt giảm chi phí sẽ làm cho hệ số lợi nhuận của Vĩnh Hoàn năm 2010 tăng, dự kiến vào cuối năm, con số này sẽ đạt được là 0.800.
2.Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE):
Phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông, hay nói cách khác chỉ số này thể hiện 1 đồng vốn của cổ đông bỏ ra mang lại cho công ty khoản thu nhập là bao nhiêu. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với các công ty khác.
Bảng 13: Hệ số ROE của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm 2007 2008 2009 6t đầu năm 2010 Thu nhập ròng (VNĐ) 96,148,801,319 82,245,256,585 207,981,272,093 109,496,715,727 Vốn chủ sở hữu (VNĐ) 394,093,352,617 391,905,242,477 651,127,593,521 854,985,338,386 ROE(%) 24.39 20.97 31.94 12.8
Nguồn: Báo cáo thường ni n CTC Vĩnh Ho n
Biểu đồ 12: Hệ số ROE của công t Vĩnh Ho n từ 7 đến 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: %
Nhìn chung qua 3 năm, tập đoàn Vĩnh Hoàn luôn duy trì ROE trên mức 20% ngay cả trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng năm 2008. Điều này chứng tỏ Vĩnh Hoàn quản lý và sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn của cổ đông. Mức tăng của lợi nhuận ròng tương ứng với mức tăng của vốn cổ phần của nhà đầu tư. Đặc biệt năm 2009, so với 2008, mức lợi nhuận ròng tăng lên đến 250% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 167%, làm cho ROE năm 2009 vượt trên 30%, một con số khá lý tưởng cho các nhà đầu tư. Do ROE phụ thuộc khá nhiều vào việc quản lý các khoản chi phí của một doanh nghiệp, nên việc ROE cao hay thấp thể hiện khả năng quản lý nguồn vốn và các loại chi phí của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua, mặc dù nền kinh tế chung có những biến động hết sức bất ngờ và tiêu cực, nhưng Vĩnh Hoàn vẫn thể hiện tốt khả năng quản lý chi phí trong nội bộ doanh nghiệp.
24.39 20.97 31.94 12.8 0 5 10 15 20 25 30 35 2007 2008 2009 6 tháng đầu năm 2010
Năm 2010 được dự báo với nhiều tín hiệu tích cực, Vĩnh Hoàn cũng được dự đoán sẽ đạt được mức doanh thu lý tưởng và do đó, hệ số ROE sẽ đạt được mức tăng khoảng 30% vào cuối năm 2010 là điều có thể thực hiện của tập đoàn Vĩnh Hoàn.
Phân tích Dupont
Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về mức độ tăng giảm của ROE trong thời gian qua,