1.3 Quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1.3.4 Thay đổi, sửa đổi
Khi thỏa thuận của vợ chồng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về hình thức và nội dung, văn bản này được coi là có hiệu lực pháp luật và khơng bị tun bố vô hiệu. Tuy nhiên, do thỏa thuận về tài sản cịn có ảnh hưởng tới bên thứ ba nên việc thay đổi văn bản này cũng cần được luật hóa rõ ràng. Pháp luật các nước đã cơng nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận đều có những quy định về việc chấm dứt, thay đổi thỏa thuận tài sản của vợ chồng. Ở Pháp, hơn ước có thể được sửa đổi trước hoặc sau khi
kết hơn. Trước khi kết hôn, việc sửa đổi thỏa thuận về tài sản vợ chồng trước khi kết hôn phải do hai người nam nữ thỏa thuận, việc thỏa thuận này phải có mặt của các bên tham gia hợp đồng và người được ủy quyền. Bản hôn ước đã sửa đổi cũng phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức cũng như đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba như bản hôn ước đã lập ban đầu. Sau khi kết hôn, sửa đổi chỉ được tiến hành sau khoảng thời gian 2 (hai) năm theo quy định của Điều 1397 Luật Dân sự CH Pháp, cụ thể: sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể, vì lợi ích của gia đình, xin sửa đổi hoặc thay đổi hồn tồn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư có chứng thực của cơng chứng viên và được Tịa án nơi cư trú phê chuẩn. Như vậy, việc sửa đổi ngồi việc tn thủ điều kiện về thời gian thì vẫn phải tuân thủ điều kiện về thể thức và thủ tục xác nhận như đã làm với bản hôn ước ban đầu . Khác với Pháp, Nhật Bản chưa có những quy định chặt chẽ về vấn đề này. Điều 758 và 759 Luật Dân sự Nhật Bản chỉ quy định việc thay đổi nhưng căn cứ xác định tài sản của vợ chồng trong hơn nước có thể được tiến hành cho phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng. Nhìn chung, hơn ước không được thay đổi trong thời kỳ hôn nhân trừ khi có hành vi phá hoại hoặc khơng thực hiện tốt vai trị quản lý từ một bên. Vấn đề này phải được bên kia yêu cầu lên Tòa án và Tịa án có thẩm quyền là Tịa án riêng biệt . Đối với Hoa Kỳ thì quy định về thay đổi và chấm dứt hơn ước có sự khác nhau giữa pháp luật liên bang và các bang. Theo luật liên bang, sau khi kết hơn, hơn ước có thể được các bên sửa đổi bằng cách lập thêm một văn bản khác và ký tên vào đó, sự sửa đổi này khơng cần thêm một sự xem xét nào cả. Tuy nhiên theo luật một số bang, hơn ước cịn có thể tự động hết hiệu lực sau 7 (bảy) năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời, hay hôn ước chỉ được sửa đổi sau 1,5 (một năm rưỡi) năm áp dụng.
Cịn ở Việt Nam vợ chồng cũng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận chế độ tài sản theo quy định tại Điều 49 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 17 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, cụ thể: trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc tồn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định; thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng sẽ để lại hậu quả như sau: thứ nhất, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được cơng chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan khi xác lập, thực hiện giao dịch. Thứ hai, quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ vẫn có hiệu lực nếu sửa đổi, bổ sung một phần hoặc tồn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Còn nếu khi các bên đã hủy văn bản về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ và chồng thì sẽ khơng được lập lại nữa.