Kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10. Bài 13 Công dân với cộng đồng (Trang 37 - 48)

II. Kiến nghị, đề xuất

2. kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn

- Dạy học GDCD là một việc rất khó khăn. Bởi trong tiềm thức của các em, môn học này chỉ là môn phụ. Muốn khơi dậy trong các em niềm đam mê với mơn học thì điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi - những GV trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên, xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham

khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.

Thứ hai, ngoài đợt bồi dưỡng sinh hoạt chun mơn trong hè, nên có những

đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho GV trong mỗi học kỳ để cho GV có thể trao đổi được kinh nghiệm giảng dạy về dạy học tích hợp giữa các trường trong tỉnh với nhau.

Thứ ba, cho GV đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngồi tỉnh về dạy học tích hợp liên mơn.

Thứ tư, đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng, máy tính để giảng dạy giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng.

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

TẠ THỊ QUỲNH HOA CHU VĂN KHỞI NGUYỄN THỊ THU THỦY

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT

2. “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - nhà xuất bản Chính trị quốc gia

3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 – BCH Trung Ương Đảng (khóa VIII)

5. Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông

6. Sách giáo khoa GDCD lớp 10

7. Sách giáo viên GDCD lớp 10

8. Sách giáo khoa Địa lí lớp 8

9. Sách giáo khoa Sinh học 8

10.Sách giáo khoa Lịch sử 9 11. Sách giáo khoa Tiếng anh 6

12. Sách giáo khoa Hóa học 9

13. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên mơn

PHỤ LỤC

HỌC LIỆU DẠY HỌC

Kiến thức Lịch sử

Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) - LỊCH SỬ 9 -

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ( 1969 – 1973)

a) Hoàn cảnh:

- Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1969 – 1973):

+ Để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

+ Để cứu vãn tình thế thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam”.

+ Uy hiếp tinh thần nhân dân hai miền.

+ Mĩ muốn giành thế mạnh trên bàn đàm phán tại Pa – ri. b) Diễn biến:

+ Để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị - ngoại giao mới, Ních sơn mở cuộc tập kích khơng qn bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng suốt 12 ngày đêm từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972.

+ Quân dân miền Bắc đã đánh trả những địn đích đáng. c) Kết quả, ý nghĩa:

+ Quân dân miền Bắc đã đánh trả địch những địn đích đáng từ trận đầu, đánh bại hồn tồn cuộc tập kích bằng khơng quân của Mĩ, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không. Trong 12 ngày đêm bắn rơi 81 máy bay, trong đó 34 máy bay B52, 5 máy bay F111, bắt 44 giặc lái.

+ Buộc Mĩ phải trở lại Hội nghị Pa – ri, kí kết Hiệp định Pa – ri.

Một góc phố Khâm Thiên sau trận trải thảm của B-52

Trong đợt đánh phá ác liệt từ 18 tới 29/12/1972 tại miền bắc Việt Nam, quân đội Mỹ sử dụng hai mẫu B-52G và B-52D. Trong hình là một chiếc B-52D.

Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp duyệt kế hoạch đánh B52 Mỹ tại Bộ Tư lệnh Qn chủng Phịng khơng - Khơng quân tháng 12 năm 1972.

B-52 phơi xác trên đường phố Hà Nội

Kiến thức Sinh học

Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người - SINH HỌC 8 – i. AIDS là gì, HIV là gì?

1. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. 2. HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. 3. HIV xâm nhập vào cơ thể người qua các con đường: Thứ nhất, quan hệ tình dục khơng an tồn

Thứ hai, qua đường máu Thứ ba, qua nhau thai

HIV/AIDS lây truyền qua ba con đường: qua quan hệ tình dục khơng an tồn (hình 1), qua nhau thai (hình 2), qua đường máu (hình 3)

Hình mơ phỏng virut HIV (màu tím) trong máu của người

Kiến thức Tiếng anh

Bài 12: Sports and pastimes - TIẾNG ANH 6 -

Một số từ vựng về các môn thể thao

Aerobics : Thể dục nhịp điệu Badminton : Cầu lông

Jog : Chạy bộ Skip : Nhảy dây Swim : Bơi

Table tennis : Bóng bàn Tennis : Quần vợt Volleyball : Bóng chuyền

Skip Aerobics Tennis

Badminton Swim

Volleyball Jog Table tennis

Kiến thức Hóa học

Bài 18: Nhơm

- Ngun tử khối: 27 - Tính chất vật lí:

+ Nhơm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy 660 độ C. + Nhơm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

+ Nhơm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.

Bài 19: Sắt

- Kí hiệu hóa học: Fe - Nguyên tử khối: 56 - Tính chất vật lí:

+ Sắt là kim loại có ánh kim, màu trắng hơi xám. + Sắt có tính dẻo, dễ rèn, kéo sợi, dát mỏng.

+ Sắt có tính nhiễm từ, nhiệt độ nóng chảy ở 1538 độ C.

Kiến thức Địa lí

- Được thành lập ngày 8-8-1967 (gồm 5 quốc gia).

- Là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

- Đến nay gồm 10 quốc gia thành viên.

- Các nước hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.

Biểu hiện của sự hợp tác

- Nước phát triển giúp đỡ các nước thành viên chậm phát triển. - Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

- Xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt…

- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê công

→ Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước. Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.

Tài liệu: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Câu chuyện “Hỡi ai bưng bát cơm đầy” được trích trong cuốn “ Mãi mãi học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ CHí Minh” của nhà xuất bản Chính trị

Vào một buổi sáng hè năm 1960. sau khi dự Đại hội Đồn kết chống hạn tại Ứng Hịa - Mỹ Đức xong, Bác ra cánh đồng thơn Thái Bình thăm nơng dân chống hạn.

Những năm ấy, vì hệ thống mương máng thủy lợi chứ có là bao nên bà con nơng dân rất vất vả, nắng quá thì hạn, mưa nhiều thì úng. Đời sống của hàng triệu nông dân chỉ trông chờ ở đồng ruộng, thật bấp bênh.

Hôm ấy, Bác mặc quần áo gụ, đội mũ lá cọ, chân đi dép cao su, quần xắn trên đầu gối, khăn vat trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm bà con nông dân đang tát nước

Mới mười giờ mà trời nắng như đổ lửa, những cán bộ đi theo cũng thấm mệt , mồ hôi vã như tắm tràn xuống mắt giàn giụa, tràn vào miệng mặn chát. Bác đi rất nhanh, mặc dầu đường sống trâu, Bác vẫn thoăn thoắt đặt chân trên các gồ đất một các nhẹ nhàng như mợt lão nông thực thụ. Đến đầu một con mương, đồng chí Chủ tịch Tỉnh Hà Đơng thấy bờ mương hẹp, khó đi, vội chạy lên trước để mời Bác đi theo đường chính. Bác xua tay và rẽ vào bờ mương để đến chân ruộng bà con đang lao động giữ cánh đồng bị hạn. Đến chỗ một bờ mương bị xẻ ra tát nước gần đấy, đồng chí chủ tịch Tỉnh chạy lên định dắt Bác, chưa kịp thì Bác đã nhảy phắt qua hố và rẽ sang bên kia. Những người đi theo sau, người thì nhảy qua được, người thì phải đi men xuống ruộng để qua.

Thấy Bác đến, lại cịn mặc như lão nơng, bà con vui mừng bỏ cả gầu đổ xô lại, vây quanh Bác rất đơng. Có cháu thiếu nhi chừng 14,15 tuổi len đến bên Bác, đưa tay lên vuốt râu Bác. Bác thân mật thăm hỏi mọi người, bắt tay bà con, rồi nói bằng giọng miền Bắc pha xứ Nghệ ấm áp:

- Thuở nhỏ, đã nhiều năm, tơi sống với bà con làng xóm làm nơng

nghiệp, tơi hiểu nỗi cơ cực của bà con khi trời hạn hán. Bây giờ, chúng ta có chính quyền, bà con đã làm chủ ruộng đồng, gặp lúc thiên tai, phải cùng nhau chống hạn,

Mọi người “ vâng ạ!” thật rõ và to.

Sau đó, Bác lên đạp guồng cùng với một bác nơng dân ngoài 50 tuổi, để bác nông dân guồng đỡ vất vả và được nhiều nước. bác căn dặn chính quyền thơn xã tích cực huy động bà con nghề mộc, xẻ gỗ để đóng guồng.

Bà con hỏi Bác đủ thứ chuyện. Bác đều trả lời thân mật dễ hiểu. trước khi chia tay với bà con nông dân, Bác đã đọc hai câu thơ:

“Hỡi ai bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Mọi người xúc động đứng mãi tại nơi đã gặp bác, vẫy tay chào tạm biệt.

Ý nghĩa bài học

Câu chuyện đã mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc. Bài học lớn thứ nhất là bài học về tình thương yêu. Bác dành tình thương của mình cho tất cả mọi người khơng trừ một ai. Bác thương những người chiến sĩ đứng gác trong đêm rừng lạnh giá.Bác thương những người nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương làm nên hạt gạo. Tình thương ấy cao cả biết bao, làm rung động trái tim người biết bao.

Bài học lớn thứ hai là bài học về nếp sống giản dị, chan hòa với nhân dân. Mặc dù là một vị lãnh tụ nhưng Người khơng coi mình là đấng chí tơn. Bác sống cùng nhân dân, sẵn sàng xắn quần lội ruộng cùng nơng dân. Bác có thể làm tất cả mọi việc mà một lão nơng thực thụ có thể làm: tát nước, đạp guồng, cày, cấy…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10. Bài 13 Công dân với cộng đồng (Trang 37 - 48)