- Tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử, từ văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử Tòa án nhân dân tối cao kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác chun mơn của Tịa án cấp dưới nói chung và áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp nói riêng, phát hiện những sơ hở, thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm khác có liên quan đến tội phạm chuyên nghiệp, là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tồ án kiến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp cần thiết khác để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, xúc tiến việc chọn lọc xuất bản tập hợp quyết định của Hội đồng Thẩm phán trong các lĩnh vực, gồm: Hình sự, Dân sự, Thương mại,…phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay
tham khảo. Như vậy, rõ ràng các văn bản chứa đựng nội dung có tính hướng dẫn cơng tác xét xử này chính là một dạng án lệ mà các Tịa án địa phương luôn vận dụng trong cơng tác nghiệp vụ của mình.
- Cần có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thay thế cho các hướng dẫn trước đây. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hình sự về vấn đề phạm tội có tính chất chuyên nghiệp qua các thời kỳ cho thấy rằng các văn bản hướng dẫn cịn chưa đáp ứng u cầu thậm chí cịn chồng chéo chưa đúng với bản chất vấn đề của những vụ án cụ thể. Các văn bản giải thích, hướng dẫn chủ yếu là thơng qua Kết luận của Tồ án nhân dân tối cao trong báo cáo công tác, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, công văn giải đáp vướng mắc…một số điều luật, vụ án cụ thể nên vẫn cịn mang tính riêng lẻ, chưa mang tính hệ thống. Đây cũng là tình trạng chung đối với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tình tiết định khung hình phạt … Đó là các tình tiết phổ biến nhưng lại chưa được quy định rõ trong Bộ luật hình sự và cũng như chưa được hướng dẫn, giải thích một cách thống nhất trong các văn bản dưới luật. Để có cơ sở pháp lý trong việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp nói riêng và các tình tiết khác nói chung cần thiết nếu khơng thể quy định chi tiết trong Bộ luật hình sự (tránh sự cồng kềnh, dài, lặp đi lặp lại) thì phải ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Thông tư liên ngành Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ cơng an – Bộ Tư pháp để có hướng dẫn áp dụng thống nhất trong cả q trình tiến hành tố tụng. Khi có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng vào thực tế sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, xử lý đúng người đúng tội, đúng với tính chất mức độ của người phạm tội, sự cơng bằng trong áp dụng hình phạt giữa những người phạm tội chuyên nghiệp và những người phạm tội không chuyên nghiệp. Tạo ra cơ sở pháp lý cho người tiến hành tố tụng mạnh dạn vận dụng vào thực tiễn
xét xử, nghị quyết vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, hạn chế việc huỷ sửa án do áp dụng không thống nhất quan điểm.
- Ban hành án lệ về áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp: Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao
thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”[27]; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định: “Tịa án
nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”[10]. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao, tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014 ghi rõ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và cơng bố án lệ để các Tịa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.[28]
Mặc dù số lượng các án lệ được ban hành còn khiêm tốn nhưng đã thể hiện được quyết tâm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao; được nhìn nhận là dấu ấn quan trọng về cải cách tư pháp, góp phần minh bạch hóa các bản án, quyết định của Tịa án, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau. Các án lệ mới được công bố đã phần nào đáp ứng được mong đợi của người dân, khắc phục được các khiếm khuyết và bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử, tạo tính ổn định, minh bạch trong các phán quyết của Tòa án. Theo số liệu thống kê đến ngày 02/12/2019, đã có 602 bản án, quyết định của các Tòa án đã viện dẫn, áp dụng án lệ tại một số tỉnh thành phố và chưa có án lệ hình sự nào được áp dụng. Các án lệ được cơng bố đã góp phần bổ khuyết cho hệ thống pháp luật, tạo tính ổn định, minh bạch trong các phán quyết của Tòa án; đồng thời, góp phần tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của các Tòa án; án lệ đã thực sự đi vào thực tiễn đời sống pháp lý, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, nâng cao chất lượng xét xử của các Tòa án. Tuy nhiên phần lớn chủ yếu là viện dẫn án lệ dân sự, hơn nhân, kinh doanh, thương mại. Riêng án lệ hình sự chưa được viện dẫn, áp dụng vào trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân. Qua nội dung của án lệ hình sự được cơng bố đã khẳng định rằng: Việc nhận thức, áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự có liên quan cịn thiếu tính thống nhất. Bằng những lập luận, giải thích trong án lệ sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất về cách hiểu và áp dụng khi khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự tương tự về sau.
Việc áp dụng án lệ ngồi ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự cơng bằng trong xã hội. Án lệ mang tính thực tiễn cao và có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời. Đời sống xã hội ln vận động, phát triển cịn các quy phạm trong các văn bản pháp luật mang tính ổn định, dẫn đến hệ quả là luật pháp có thể lạc hậu hay có thể thiếu hụt để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.