LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trang 31 - 44)

-Phương hướng chung.

• Biến đổi cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.Về cơ cấu lao động,cần khắc phục tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu lao động giữa các ngành,các khu vực sản xuất trong thời gian qua,từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao đồn cho sản xuất công nghiệp,giảm lao động nông nghiệp, Đại hội Đảng lần thứ IX nêu lên mục tiêu:tăng lao động cho công nghiệp,xây dựng và dịch vụ lên 50% vào năm 2010,giảm lao động nông,lâm,ngư nghiệp cả về số tuyệt đối và tỷ trọng từ 61,3%(năm 2000) xuống còn 50%(năm 2010).Bên cạnh đó cần nhanh chóng khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay theo hướng gắn việc hình thành các khu công nghiệp,các khu công nghệ cao với các trường dạy nghề.Phát triển nhanh và phân bổ hợp lý các trường dạy nghề trên cả nước,mở rộng các loại hình đào tạo nghề đa dạng,linh hoạt năng động.Phấn đấu đạt số học sinh công nhân kĩ thuật tăng 11-12%/năm trong giai đoạn 2000-2005.

• Nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực.

Về tầm vóc,thể lực:Phấn đấu đến năm 2010,giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 20% và tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi.Ngoài ra cần tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc nghỉ ngơi vui chơi giải trí cho nhân dân,từ việc đi tham quan nghỉ mát,thưởng thức nghệ thuật đến tổ chức các lễ hội truyền thống..Như vậy cùng với việc cải thiện đời sống vật chất,nhu cầu tinh thần của con người cũng không ngừng được nâng lên.Việc thỏa mãn những nhu cầu đó vừa góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất sản phẩm sức lao động,vừa nâng cao thể lực của con người.

Về trí lực:Nâng cao trí lực là nhiệm vụ cơ bản và xuyên suốt quá trình

lượng người lao động trong điều kiện kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ.Để nâng cao năng lực chuyên môn,trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động,trong những năm tới phải quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực sau : đảm bảo cho trẻ em trong độ tuổi đi học cấp I đều được đến trường;phấn đấu phổ cập trung học cơ sở trong cả nước;tiếp tực việc thực hiện xóa mừ chữ,khắc phục tình trạng tái mù chữ và nâng cao trình độ học vấn cho người lao động thông qua hệ thống giáo dục thường xuyên;phấn đấu đến năm 2010,nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40%.Hiện nay con số người lao động không được đào tạo nghề ở nước ta còn đông.Trong nền kinh tế thị trường và mở cửa,người lao động không biết nghề thì bản thân họ rất khó tìm việc,vì ngày nay người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng lao động chứ không tập trung vào khai thác số lượng lao động như trước đây.Vì vậy,phát triển đào tạo nghề phải gắn với các chương trình kinh tế-xã hội của đất nước,với nhu cầu phát triển kinh tế của các ngành,các vùng kinh tế.Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đào tạo nghề,tạo thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề để tìm kiếm việc làm.

Về phẩm chất đạo đức-tinh thần của con người Việt Nam:Phẩm chất

đạo đức-tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực.Vì vậy,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ chú ý đến thể lực và trí lực mà phải coi trọng cả phẩm chất đạo đức-tinh thần của con người.Để có được những con ngươì có phong cách sống và kỹ năng lao động nghề nghiệp tốt.Mỗi dân tộc đều có những giá trị truyền thống của mình gắn với con người và đất nước.Giá trị truyền thống là nền tảng mà trên đó các thế hệ nối tiếp nhau phải thừa kế và phát triển.Không dựa trên nền tảng giá trị truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu văn minh nhân loại.

-Những quan điểm chỉ đạo.

•Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm con người trong thời đại ngày nay,thấy được nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để phát triển kinh tế-xã hội,trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lược con người.

•Xây dựng,phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự thành công của nền kinh tế,đồng thời không ngừng gia tăng giá trị con người.

•Xây dựng phát triển con người theo yều cầu đất nước trong nền kinh tế thị trường,cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.

•Gắn phát triển nguồn nhân lực với khai thác,sử dụng lao động;lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn và thước đo để xác định phương hướng khai thác và phát triển nguồn nhân lực.

•Xây dựng nguồn nhân lực bằng nhiều cách,nhiều con đường,biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ;kết hợp giữa cá thể hóa với xã hội hóa;truyền thống với hiện đại,dân tộc với quốc tế.

-Nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.

•Đến năm 2020 phấn đấu về cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp và đạt chỉ tiêu 50-60% lao động qua đào tạo nghề nghiệp.

•Phát triển đào tạo đại học,trung học chuyên nghiệp,đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề,bảo đảm có được có nhiều nhân tài đất nước

•Phấn đấu sớm có một số cơ sở giáo dực từ phổ thông đến đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.Các nhóm giải pháp cơ bản.

3.2.1.Đào tạo.

-Nhận thức đúng vị trí của giáo dục đào tạo.Điều đầu tiên cần chú ý là phải lam cho toàn Đảng ,toàn dân nhận thức sâu sắc rằng giáo dục và đào tạo là nền tảng của chiến lược con người;rằng mọi chiến lược phát triển kinh tế xã hội sẽ không thể thành công nếu không thực hiện tốt chiến lược phát triển đào tạo.Quan niệm tích cực này càng trở nên cấp thiết trong điều kiện hiện nay,khi tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm,còn lao động trí tuệ ngày một gia tăng;khi lợi thế lao động đông và giá nhân công nhân công rẻ nhanh chóng mất tác dụng do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại mang lại.Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trong việc gây dựng nguồn nhân lực-nguồn lực qúy giá nhất trong các nguồn

lực.Nguồn lực quý giá đó lại do chính chúng ta gây dựng nên chứ không thể chuyển giao từ bên ngoài như chuyển giao công nghệ,không thể thu hút từ các nước phát triển như thu hút đầu tư.Bởi thế,giờ đây phảo thật coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,giáo dục và đào tạo phải được đi trước một bước,thậm chí đi trước nhiều bước.Ngoài ra,theo một ý nghĩa sâu rộng hơn,giáo dục và đào tạo còn có tác dụng thúc đẩy hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh chúng ta,về bản sắc từng dân tộc,cũng như sự tương đồng khác biệt giữa các nền văn hóa văn minh,các giai cấp,các quốc gia-dân tộc,...nghĩa là giáo dục có vai trò mở rộng tầm nhìn,nâng cao trình độ tri thức cho người lao động,để họ có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại trong khi vẫn bảo tồn được văn hóa dân tộc.

-Tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục.Cùng với việc nhận thức đúng vai trò,vị trí của giáo dục và đào tạo,tiếp tục đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc đại học từ nội dung đến phương pháp,để sản phẩm đào tạo ra có chất lượng cao,đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.Việc thiết kế hệ thống kiến thức giáo dục và đào tạo cần thực hiện theo phương châm cơ bản,hiện đại,thiết thực,bám sát yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại.Nội dung của giáo dục phải bao gồm không chỉ những kiến thức thuần túy về khoa học,kỹ thuật công nghệ,chuyên môn nghề nghiệp,mà còn cả những kiến thức về văn hóa nhân văn-về tính nhân văn,những giá trị nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam.Phải giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam òng quyết tâm,ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo lạc hậu ngay từ khi còn nhỏ,đang học tập ở bậc tiểu học.Đồng thời phải giáo dục đạo đức,thể chất,giáo dục văn hóa lao động công nghiệp,ý thức tiết kiệm,tinh thần lao động,trách nhiệm công dân,ý thức dân tộc,trang bị cho người học vốn hiểu biết về môi trường sinh thái,về văn hóa pháp luật và văn hóa dân chủ,chuẩn bị cho họ thói quen sống và làm việc trong một xã hội công dân có kỷ cương,pháp luật nghiêm minh.

Như vậy muốn cho con người-sản phẩm của giáo dục và đào tạo có đủ những năng lực và phẩm chất cần thiết,thích ứng được không chỉ với điều kiện hiện nay mà cả trong tương lai,thì nội dung giáo dục và đào tạo phải

được định hướng đầy đủ theo các mục tiêu:kinh tế,xã hội,kỹ thuật,nhân văn,chính trị và phát triển.Những định hướng giá trị cơ bản cần được giáo dục cho con người Việt Nam hiện nay là:yêu nước,trung thành tuyệt đối với lợi ích quốc gia dân tộc,có tinh thần cố kết cộng đồng,có niềm tin vững chắc,có quyết tâm cao thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội;có phẩm chất đạo đức tốt;có bản chất nhân văn nhân đạo,nhân ái;có thể lực cường tráng;có trình độ khoa học công nghệ;con người công dân;con người vừa đậm đà bản sắc dân tộc,vừa có cá tính và bản sắc bản lĩnh riêng.

-Phương pháp giáo dục và đào tạo cũng cần đổi mới thật sự.Phương pháp gồm nhiều con đường,cách thức,biện pháp,nhưng phương pháp chung có hiệu quả cao và đang trở thành xu hướng có tính phổ biến là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.Phương pháp này có tác dụng kích thích,phát huy tính chủ động tích cực,thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và khai thác khả năng sáng tạo của người học,giúp họ hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học.Không có năng lực và phương pháp tư duy khoa học,thì không thể có sự phát trí tuệ thật sự và do đó,nhân cách sẽ thiếu hụt một thành tố quan trọng,làm cho người ta dễ dao động và không có sức mạnh tự thân.Giờ đây hiệu quả của giáo dục đào tạo không chỉ tính bằng sự phát triển của năng lực sáng tạo,phương pháp tư duy khoa học,khả năng thích nghi và khả năng biến tri thức thành kỹ năng người lao động.Đây là điểm cần thiết của người học,là nền tảng và phương tiện quan trọng giúp họ đạt hiệu quả cao không chỉ trong hoạt động thực tiễn mà cả trong quá trình tiếp tục tự đào tạo,cập nhật thường xuyên kiến thức sau này,nếu không muốn tụt hậu,vì trong thời đai thông tin bùng nổ,tri thức hiện nay,cứ mỗi 7 năm lượng tri thức lại tăng gấp đôi..Do vậy,nếu như về mặt không gian,giáo dục và đào tạo phải được mở rộng ra toàn xã hội,thì về mặt thời gian,giáo dục và đào tạo phải được kéo dài suốt đời người để người lao động kịp thích nghi,thích ứng với yêu cầu phát triển xã hội.

-Thực hiện giáo dục đào tạo trên những nguyên tắc mới:xã hội hóa,dân chủ hóa và nhân văn hóa.

• Xã hội hóa giáo dục và đào tạo là huy động toàn xã hội làm giáo dục,động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc

dân dưới sự quản lý của nhà nước.Đây là một tư tưởng chiến lược coi sức mạnh toàn xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển có hiệu quả sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách lâu dài,chứ hoàn toàn không phải là một giải pháp tình thế,có tính chất sách lược.Xã hội hóa cần được hiểu là giáo dục chio mọi người,toàn dân được giáo dục suốt đời;là mọi người cho giáo dục,vì giáo dục;mỗi người phải tự học,tự đào tạo qua thực tiễn.

• Dân chủ hóa giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy tinh năng động,năng lực sáng tạo,tính tích cực của chủ thể và khách thể giáo dục,do đó chất lượng giáo dục được nâng cao.Ngày nay người ta coi sự bình đẳng về cơ hội học nghề là một trong những mục tiêu trọng yếu của dân chủ hóa giáo dục.Nghĩa là,Nhà nước đảm bảo sao cho mỗi người đều có cơ hội học tập thích đáng để có được một nghề nghiệp xứng đáng.Một xã hội càng có nhiều người như vậy thì sức mạnh xã hội sẽ càng được nhân lên.

• Nhân văn hóa giáo dục nhằm hướng đến việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.Đòi hỏi quá trình giáo dục đenm đến cho học sinh không những kiến thức khoa học,trình độ học vấn mà còn hàng loạt phẩm chất càn thiết ở con người.Đó là niềm tin trên cơ sở hiểu biết,là tinh thần phê phán,tôn trọng sự thật và chân lý,thái độ trọng thực tiễn và hiệu quả,là những quan điểm đúng đắn về lẽ sống,các chuẩn mực đạo đức,các giá trị thẩm mỹ thể chất,về cội nguồn văn hóa dân tộc,phương pháp tư duy lịch sử,sự kết hợp truyền thống và hiện đại và về những định hướng giá trị trong con người Việt Nam cần vươn tới.Chẳng những thế mà Nhật Bản và các nước công nghiệp mới châu Á rất chú trọng đến tính nhân văn trong giáo dục của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đào tạo.

•Mở rộng quy mô với việc tăng số lượng người học thông qua đa dạng hóa các hình thức và các loại hình đào tạo để các tầng lớp dân cư có điều kiện nâng cao dân trí,nhanh chóng giải quyết chất lượng nguồn lao động.Do đó,cùng với các trường trung học chuyên nghiệp,các trường và trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của các thành phần kinh tế ở địa phương mình.Mặt khác,mở

thêm các trường đào tạo của ngành,các công ty,doanh nghiệp lớn có thể thành lập cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật riêng hoặc ký hợp đồng đào tạo trực tiếp với các trường theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp;tăng cường đào tạo nghề mới hoặc đào tạo lại công nhân kỹ thuật bằng các khóa dài ngày hay ngắn ngày dưới hình thức kèm cặp tại chỗ ở nơi sản xuất(nhà máy,xí nghiệp,công xưởng...)với phương châm "cần gì học nấy".Cách đào tạo này có hiệu quả nhiều mặt,không chỉ tạo thị trường sử dụng sản phẩm đào tạo,nối liền đào tạo với sử dụng,mà còn hình thành quan hệ ràng buộc về mặt trách nhiệm,nghĩa vụ của cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo về vốn,về điều kiện thực hiện kỹ năng.Đồng thời,tăng cường dạy nghề tại nông thôn dưới hình thức các lớp ngắn hạn nhằm tạo việc làm mới,nâng cao năng suất lao động.

•Nâng cao chất lượng trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ khoa học,công nghệ hiện đại cả về nội dung kiến thức,phương pháp giáo dục đào tạo.Vấn đề này phụ thuộc nhiều về yếu tố,từ nội dung chương trình đến người thầy,phương pháp,điều kiện phương tiện vật chất,...trong đó khâu thanh tra giữ vai trò đặc biệt quan trọng.Vì vậy,cần thường xuyên kiểm tra,đánh giá xác minh,dư luận xã hội về chất lượng đào tạo,nhất là các trường đại học dân lập,đại học mở,các hệ đào tạo không chính quy để lập lại trật tự kỷ cương trong giáo dục và đào tạo,nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo.

•Nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo bằng cách gắn đào tạo với sử dụng.Cần khắc phục tình trạng bất cập giữa đào tạo với thị trường lao động dẫn đến hiện tượng sản phẩm đào tạo ra vừa thừa lại vừa thiếu như hiện nay.Sự bất cập này chẳng những không đáp ứng được yêu cầu về số lượng chất lượng lao động,làm giảm hiệu quả giáo dục đào tạo,mà còn gây nên sự lãng phí đáng tiếc nhất là khi nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn qúa ít ỏi.Do vậy, phải trên cơ sở nghiêm túc rà soát lại mà đưa ra một kế hoạch và quy hoạch đào tạo hợp lý theo lĩnh vực và theo bậc đào tạo,kể cả đào tạo lại,đặc biệt là phải có chiến lược giáo dục và đào tạo hữu hiệu.Chiến lược này phải gắn với nhu cầu thị trường lao động,phải mang trong mình chức năng dự báo,đón đầu được các kế hoạch phát triển kinh tế-

Một phần của tài liệu 395 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trang 31 - 44)