Đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu file_goc_771775 (Trang 75 - 78)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Xây dựng phương pháp đầu tư dựa vào mục tiêu của nhà đầu tư

3.3.1. Đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư

Mục tiêu của nhà đầu tư được trình bày tốt nhất trong khái niệm của nhu cầu cuộc sống, chuyển giao sự giàu có, và những phần quà từ thiện. Nhu cầu cuộc sống mơ tả đó là số vốn mà được đòi hỏi để đạt được một tiêu chuẩn sống như mong muốn. Sự chuyển giao giàu có liên quan tới khoản quỹ mà được chuyển giao tới con

cái hay những thành viên trong gia đình. Những phần quà từ thiện trình bày sự hỗ trợ cho cộng đồng mà nhà đầu tư mong muốn đóng góp. Quản trị sự giàu có địi hỏi kế hoạch cho việc sử dụng ba khoản này.

Có một sự hạn chế trong phương pháp truyền thống trong việc đáp ứng mục tiêu của nhà đầu tư. Sự quan tâm đặc biệt đó là khoảng cách giữa những giả định của tài chính chuẩn, mà địi hỏi phương pháp thống kê như là tỷ suất sinh lợi mong đợi, độ lệch chuẩn, và Sharp tỉ lệ, và quan điểm của nhà đầu tư cá nhân, mà dựa vào mục tiêu và tâm lý co người. Phương pháp này tìm kiếm cải thiện thực tế đầu tư truyền thống, tăng khả năng đạt được mục tiêu đầu tư khi thị trường mạnh và yếu. Cơ hội được xác định trong lĩnh vực đo lường rủi ro và quản trị khuynh hướng hành vi.

Trong khi đó phương pháp dựa vào mục tiêu là qúa trình đầu tư dựa vào mục tiêu kết nối mục tiêu của khách hàng với mục tiêu quản trị rủi ro và chiến lược đầu tư. Mục tiêu của khách hàng dựa vào việc sử dụng cuối cùng của danh mục đầu tư, như là nhu cầu cuộc sống tương lai và hiện tại. Mục tiêu quản trị rủi ro thì được trình bày trong khái niệm đo lường rủi ro mà gắn với mục tiêu đặc biệt. Chiến lược mục tiêu được thiết kế hiệu quả trong phạm vi mục tiêu quản trị rủi ro và mục tiêu tương ứng của họ. Mỗi sự kết nối của mục tiêu, mục tiêu của quản trị rủi ro và chiến lược đầu tư có lẽ hình thành danh mục đại diện riêng biệt, mà chúng ta gọi là một tập hợp tài sản và khi tập hợp tài sản được kết nối sẽ tạo ra một giải pháp đầu tư đầy đủ.

Hình 3.2 so sánh giải pháp đầu tư dựa vào mục tiêu với giải pháp đầu tư truyền thống. Với quá trình đầu tư truyền thống, danh mục hiệu quả sử dụng thuyết đầu tư cơ bản. Sự cho phép rủi ro tổng thể của nhà đầu tư được thiết lập thông qua hồ sơ rủi ro. Sự ước tính mức cho phép sau đó dẫn dắt tới một trong những danh mục hiệu quả. Đầu tư dựa vào mục tiêu cải thiện phương pháp truyền thống bằng cách kết hợp chiến lược đầu tư với mục tiêu của nhà đầu tư cá nhân. Phương pháp này có lẽ khơng hợp lý cho tất cả những nhà đầu tư, đặc biệt những người khơng có mục tiêu chính xác, nhưng khi những mục tiêu này được xác định thì nó có lợi ích giá trị.

Hình 3.2: Đầu tư dựa vào mục tiêu so với đầu tư truyền thống

Ý kiến cho rằng nhà đầu tư đòi hỏi chiến lược đa dạng cho mục tiêu khác nhau thì khơng mới, nhưng để đạt được tính hợp lý thì phải gắn những ngụ ý của thuyết hành vi với tài chính truyền thống.

Mặc hạn chế của phương pháp đầu tư dựa vào mục tiêu thì phức tạp, gây ra sự thách thức cho việc thực hiện. Giữa những vấn đề được giải quyết cho việc thực hiện thành công là mức độ đa đạng yêu cầu của khách hàng và quá trình cho phát triển chiến lược đầu tư. Một phương pháp có hiệu quả và hợp lý là để xây dựng một dãy sản phẩm đầu tư mà có thể thích hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Sau đó chúng ta sẽ tạo ra giải pháp riêng bằng cách chọn bộ sản phẩm dựa trên nền tảng mục tiêu. Với phương pháp này, sản phẩm được phát triển theo kết quả đạt được hay mục tiêu quản trị rủi ro. Ví dụ, xem xét một chiến lược quản trị để giới hạn rủi ro của việc giảm giá trị của một danh mục 10% hay hơn nữa. Chiến lược này mang đặc điểm

mục tiêu quản trị rủi ro. Nó có lẽ gắn với một tập hợp tài sản cho chi tiêu cuộc sống ngắn hạn mà cần một mức độ cao của sự ổn định vốn gốc. Một chiến lược thứ hai với những mục tiêu khác nhau, có thể được quản trị để giới hạn rủi ro tại một thời điểm đặc biệt trong tương lai mà không xem xét đến sự ổn định của vốn gốc. Nói cách khác, chiến lược thứ hai cho phép sự dao động ngay khi nó khơng ảnh hưởng đến kết quả tại thời điểm trong tương lai. Nó có lẽ được sử dụng cho một tập hợp tài sản với thời điểm đầu tư được xác định rõ ràng, có lẽ là thời điểm về hưu. Với cả hai chiến lược, mục tiêu quản trị rủi ro thì gắn với mục tiêu của nhà đầu tư cho một tập hợp tài sản đặc biệt.

Một phần của tài liệu file_goc_771775 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w