Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua các bài toán về phương trình và hệ phương trình ở trường trung học phổ thông (Trang 87 - 92)

Nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học mà SKKN đã đề xuất qua thực tế dạy học phương trình và hệ phương trình trong chương trình Toán THPT.

Thực nghiệm còn nhằm thử nghiệm các biện pháp dạy học thích hợp để rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Qua đó xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của các vấn đề đã được đề xuất. 2.8.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Trang bị cho học sinh các kiến thức về phương trình và hệ phương trình đặc biệt là các phương pháp giải phương trình và hệ phương trình trong chương trình THPT.

Soạn tài liệu thực nghiệm và thực hiện một số giờ dạy nhằm rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

Phân tích và xử lý các số liệu thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua các bài toán về phương

trình và hệ phương trình trong chương trình THPT.

Đánh giá kết quả thực nghiệm theo hai phương diện, định tính và định lượng.

2.8.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là các bài toán về phương trình và hệ phương trình trong chương trình THPT.

Tôi chọn trường THPT Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội để làm địa bàn tiến hành thực nghiệm. Trong đó ở khối 11,lớp 11A2 được chọn làm lớp thực nghiệm và lớp 11D1 được chọn làm lớp đối chứng; ở khối 12, lớp 12D1 được chọn làm lớp thực nghiệm, lớp 12D3 được chọn làm lớp đối chứng.

2.8.4. Kế hoạch thực nghiệm

Từ ngày 10 tháng 09 đến ngày 25 tháng 11 năm 2011. 2.8.5. Nội dung và tổ chức thực nghiệm

Hệ thống các bài tập được lựa chọn và giảng dạy trong các tiết tự chọn. Sau mỗi chủ để được dạy đều có bài kiểm tra khảo sát. Các bài kiểm tra rèn luyện tính sáng tạo của học sinh:

Bài kiểm tra số 1:

Giải các phương trình sau: a. √

2x−3 = 3−x

b. px−√x2 −1 +px+√

x2 −1 = 2

Bài kiểm tra số 2: Cho phương trình:

x+ 1 +√

3−x−p(x+ 1) (3 −x) = m a. Giải phương trình khi m = 2.

c. Tìm m để phương trình có nghiệm duy nhất. Bài kiểm tra số 3:

Giải các phương trình sau: a. xlgx = 1000x2

b. 3.25x−2 + (3x−10).5x−2+ 3−x= 0

Bài kiểm tra số 4:

Giải các phương trình sau: a. 2x = 1 + 3x2

b. log2 x+ 3log6x

= log6x

Các đề số 1, số 2 được tiến hành kiểm tra ở các lớp 10A2 và 10D1. Các đề số 3, 4 được tiến hành kiểm tra ở các lớp 12D1, 12D3.

Kết quả thực nghiệm: Khối 10:

Tỷ lệ học sinh không làm được bài (dưới 2 điểm): Đề số 1: Lớp 10A2: 4% Lớp 10D1: 12% Đề số 2: Lớp 10A2: 0% Lớp 10D1: 3% Tỷ lệ học sinh đạt điểm 5-7 : Đề số 1: Lớp 10A2: 70% Lớp 10D1: 53% Đề số 2: Lớp 10A2: 80% Lớp 10D1: 86% Tỷ lệ học sinh đạt điểm 9-10 : Đề số 1: Lớp 10A2: 5% Lớp 10D1: 0% Đề số 2: Lớp 10A2: 20% Lớp 10D1: 14% Khối 12:

Tỷ lệ học sinh không làm được bài (dưới 2 điểm): Đề số 1: Lớp 12D1: 5% Lớp 12D3: 18% Đề số 2: Lớp 12D1: 0% Lớp 12D3: 8% Tỷ lệ học sinh đạt điểm 5-7 : Đề số 1: Lớp 12D1: 67% Lớp 12D3: 58% Đề số 2: Lớp 12D1: 70% Lớp 12D3: 56% 86

Tỷ lệ học sinh đạt điểm 9-10 : Đề số 1: Lớp 12D1: 5% Lớp 12D3: 0%

Đề số 2: Lớp 12D1: 7% Lớp 12D3: 1%

Nhận xét chung:

• Hầu hết các em học sinh đều làm được câu a ở tất cả các để vì đây là dạng bài nằm trong hệ thống đã được rèn luyện kĩ, mức độ mới và khó chỉ dừng ở mức trung bình.

• Những em đạt điểm 9-10 trong quá trình làm bài đã có những nhận định riêng, nhiều khi rất mới lạ để giải quyết bài toán một cách ngắn gọn.

2.9. Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giả đã xây dựng hệ thống các bài tập và những nội dung phương pháp trong tâm nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Ở mức độ học sinh trung bình, mục tiêu là giúp các em hiểu được "tại sao người ta lại biết và làm được như vậy?". Ở mức độ học sinh khá giỏi, các em tự mình có thể xây dựng những cách giải mới, thậm chí đặt ra cho bản thân mình những đề bài mới.

Việc rèn luyện tính sáng tạo cho học sinh được thể hiện ở nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua các bài toán về phương trình và hệ phương trình ở trường trung học phổ thông " tôi đã thu được kết quả chính sau:

1. Làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến tư duy, tư duy sáng tạo. 2. Đề xuất được một số vấn đề nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học

sinh.

3. Bước đầu khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của những vấn đề đã đề xuất thông qua việc kiểm nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm. 4. Sáng kiến kinh nghiệm có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên

Toán ở trường THPT.

Qua những nhận xét trên, chúng tôi nhận định: Giả thuyết khoa học của sáng kiến kinh nghiệm là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Quốc Phong (2005), Một số chuyên đề toán THPT, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.

[2] Phan Huy Khai (1998), Toán nâng cao cho học sinh 10-11-12, Nhà xuất bản Hà Nội.

[3] G.Polya (1997), Sáng tạo toán học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[4] PVV) Phạm Viết Vượng (1997), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua các bài toán về phương trình và hệ phương trình ở trường trung học phổ thông (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)