CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NH TMCP BẢN VIỆT
1.3 KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992 nhưng tới tận năm 2005, vốn điều lệ của NH Gia Định chỉ đạt 80 tỷ đồng, thấp nhất trong khối các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM. Tại thời điểm đó, ngồi hội sở chính, NH mới chỉ có 2 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Năm 2009, với sự đầu tư và hợp tác chiến lược với Vietcombank, số chi nhánh của NH Gia Định được nâng lên 28. Tuy nhiên đối tượng khách hàng phần lớn chỉ là các khách hàng cá nhân, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ. Sự quảng bá thương hiệu NH Gia Định còn hạn chế, điểm giao dịch cịn ít dẫn đến thu hút ít khách hàng tác động ngược đến hiệu quả kinh doanh. So với các NH trên địa bàn TP.HCM, Gia Định vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ về thị
phần huy động vốn, dư nợ tín dụng, tổng tài sản tích lũy thấp, hiệu quả kinh doanh không cao.
Cuối năm 2011, NH Gia Định đổi tên thành NH TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank), tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Con số này tuy cải thiện đáng kể so với khi còn là NH Gia Định nhưng vẫn được xếp vào loại quy mô nhỏ trong khối NH TMCP. Theo ông Đỗ Duy Hưng- Tổng Giám đốc NH Bản Việt, giai đoạn tái cơ cấu NH, Ban điều hành đối mặt với nhiều áp lực: mức độ nhận biết thương hiệu hạn chế, hạn chế về nguồn lực tài chính nên các sản phẩm và dịch vụ chưa đa dạng, mạng lưới hoạt động giới hạn, cơ sở vật chất ngồi trụ sở chính thì chưa đạt tầm vóc mong muốn. Do đó NH phải thực hiện 1 cuộc cải cách sâu rộng trên tất cả các mặt, cần nhiều thời gian và công sức.
Theo tổng giám đốc Đỗ Duy Hưng, hiện NH đang tập trung cho các bước chuyển biến bên trong NH để cải thiện chất lượng NH. Nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quảng bá, NH Bản Việt đã mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp trụ sở và các phòng giao dịch. Cuối năm 2012, NH hiện có 37 điểm giao dịch và vẫn đang tiếp tục phát triển. Ông thừa nhận con số này vẫn còn thấp so với khối các NH TMCP như NH Kiên Long cùng quy mô vốn điều lệ nhưng có tới 96 điểm giao dịch, SaiGon Bank cũng có 83 điểm, các NH khác như Đơng Á có tới 235 chi nháng, Techcombank thì số lượng lên tới 300. Việc hạn chế về mạng lưới gây ảnh hưởng đến việc quảng bá cũng như cung ứng dịch vụ nhưng việc từng bước mở rộng mạng lưới đã đánh dấu bước phát triển mới cho NH. Bên cạnh đó ơng Phạm Hồi Nam-Phó Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị cũng cho biết NH đang tập trung phát triển hệ thống dịch vụ đa dạng hơn nhưng vẫn phải từng bước phát triển do quy mơ tài chính NH cịn nhỏ khơng thể cùng lúc tung ra quá nhiều sản phẩm, dễ gây mất kiểm soát. NH Bản Việt đang cung cấp 23 loại sản phẩm cho khách hàng cá nhân, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các sản phẩm cho vay. So với các hệ thống NH lớn như Đơng Á có tới 42 loại sản phẩm cho khách hàng cá nhân, Techcombank thì con số này lên đến 50 loại, điều này cho thấy sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ trọn gói, thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu khách hàng của NH Bản Việt. Hiện NH vẫn dựa chủ yếu vào hoạt động tín dụng, dịch vụ thẻ mới manh nha phát triển và thiếu các dịch vụ bán buôn cho phân khúc B2B. Hiện NH chỉ mới có 1 sản phẩm thẻ VietCapital EPlus với số lượng phát hành chỉ vài chục ngàn thẻ. Trong khi đó thị trường thẻ Việt Nam đã lên tới con số 40 triệu thẻ. Các NH nổi bật như Đơng Á, TechCom Bank, ACB có số lượng sản phẩm thẻ lên tới con số hàng chục. KienLong hay SaiGon Bank cũng có số lượng phát hành thẻ nhiều hơn hẳn.
Dự án Core Banking đã được triển khai nhằm tăng chất lượng dịch vụ NH hiện đại nhưng vẫn cần thời gian hoàn thiện hơn nữa. Quan trọng nhất là do mới thay đổi thương hiệu nên độ nhận biết thương hiệu chưa cao, ảnh hưởng từ thương hiệu cũ NH Gia Định với
hình ảnh hoạt động kinh doanh khơng tốt vẫn còn ảnh hưởng đến khách hàng nên mức độ thu hút chưa cao. Theo khảo sát của FTA Vietnam 11/2012 về các thương hiệu NH tại Việt Nam, rất ít người được hỏi cho biết từng sử dụng dịch vụ NH Bản Việt so với các NH lớn như Vietcombank với 38% tại thị trường Hà Nội, NH Nông nghiệp PTNT 26%, NH Đông Á 25% tại thị trường Đà Nẵng.
Hình 2.1: Tỉ lệ sử dụng các NH tại ba thành phố chính của Việt Nam
Nguồn: FTA Vietnam
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh NH được phân nhóm tăng trưởng tín dụng, nhiều NH đã đầu tư mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập. Theo đánh giá từ giới chuyên gia tài chính, cạnh tranh giữa các NH thương mại ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ NH tăng mạnh. Theo đánh giá của ông Timothy James Charlton, Tổng biên tập Tạp chí Asian Banking and Finance, thị trường NH bán lẻ tại Việt Nam đang trở nên cạnh tranh với các cuộc chạy đua ráo riết về công nghệ, mạng lưới, tiện ích dịch vụ và nguồn lực của mỗi NH. Với cuộc đua tranh này, trong vòng 5 năm tới đây, thị trường NH sẽ chứng kiến mức tăng đột biến về tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ NH hiện đại. Trong điều kiện thu hút khách hàng bằng chất lượng dịch vụ, việc 1 NH đi sau như NH TMCP Bản Việt sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nhất là ở các thành phố nơi khách hàng xem trọng uy tín NH như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Trong giai đoạn 2012-2014, NH Bản Việt đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc đạt được mục tiêu này trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NH thương mại cũng như sự phát triển của các NH nước ngồi hiện nay là rất khó khăn. Chiến lược truyền thơng về chun gia quốc tế am hiểu địa phương cạnh tranh với HSBC là đi đúng định hướng phát triển nhưng so với thực trạng chất lượng dịch vụ hiện tại cần cải thiện nhiều mặt thì chiến lược này khó đạt được trong thời gian ngắn.