CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI
2.2 Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro vào quytrình thủ tục hải quan đối vớ
2.2.1 Áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Hiện nay, ngành Hải quan tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị chuyên trách QLRR ở 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Cụ thể, các đơn vị chuyên trách QLRR đảm nhiệm được vai trò điều phối, chủ trì thực hiện cơng tác thu thập xử lý thơng tin và phân tích, đánh giá rủi ro thống nhất được định hướng trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát theo dõi các rủi ro trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan.
Hình 2.2: Mơ hình phân cấp quản lý rủi ro theo 03 cấp Nguồn: Cục Hải quan Hải Phòng
Cấp Tổng cục:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược QLRR (gồm: Hệ thống và cơ chế điều hành QLRR; Chương trình, kế hoạch QLRR; Xây dựng hệ thống thông tin QLRR; Hồ sơ QLRR; Hồ sơ quản lý doanh nghiệp);
+ Thiết lập và áp dụng Tiêu chí QLRR;
+ Điều hành hoạt động QLRR trong phạm vi cấp ngành; + Theo dõi, đánh giá quy trình QLRR, đo lường tuân thủ.
Cấp Cục:
+ Truyền nhận dữ liệu đánh giá rủi ro;
+ Thu thập thông tin phục vụ QLRR (gồm: Bộ chỉ tiêu thông tin quản lý doanh nghiệp; Thông tin vi phạm; Thông tin từ các nghiệp vụ; Thông tin phản hồi từ Chi cục);
+ Xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục; + Thiết lập tiêu chí động;
+ Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro của các Chi cục;
+ Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro cấp Cục, báo cáo phản hồi về Tổng cục
Cấp Chi cục
+ Bộ phận quản lý rủi ro
• Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục • Thu thập thơng tin vi phạm
• Thu thập thơng tin phản hồi • Thiết lập tiêu chí phân luồng • Tham mưu chuyển luồng
+ Các đơn vị xử lý rủi ro
• Thực hiện phân luồng hệ thống
• Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thơng quan • Phản hồi thơng tin (tất cả các bước trong quy trình thơng quan).