NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ KIẾN NGHỊ 2.1 Tổng quan áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
tại tỉnh Sóc Trăng
Theo báo cáo tổng hợp kết quả cơng tác của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng từ năm 2015 đến năm 2020, tình hình tội phạm nói chung và “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” nói riêng diễn ra khá phổ biến hầu hết trên địa bàn tồn tỉnh Sóc Trăng.
Thơng qua cơng tác xét xử các vụ án hình sự về xâm hại trẻ em và kết quả thống kê đã xác định được: Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2020, tổng số trẻ em bị xâm hại là: 76 trẻ em có giới tính là nữ bị xâm hại về tình dục (chỉ tính án sơ thẩm). Trẻ em bị xâm hại tình dục có độ tuổi từ trên 05 tuổi đến dưới 16 tuổi, cụ thể: có 36 trẻ em có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; 31 trẻ em có độ tuổi là dưới 13 tuổi. Đa số các trẻ em thuộc thành phần: học sinh, lao động phổ thông, không nghề nghiệp. [47]
Tổng số đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020 là 76 đối tượng, trong đó 05 đối tượng là người ruột thịt, người thân thích khác; 71 đối tượng là những người quen của trẻ em. Các đối tượng đều là nam giới, đa số ở độ tuổi thanh niên, trung niên, thậm chí có người đáng tuổi cha chú của nạn nhân. Thuộc thành phần: lao động phổ thông, không nghề nghiệp, các đối tượng đều có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ, là người dân tộc thiểu số, do học vấn thấp nên nhận thức pháp luật còn hạn chế.
Về phương thức, thủ đoạn xâm hại: Qua thực tiễn công tác xét xử các vụ xâm hại tình dục trẻ em cho thấy, phần lớn các trẻ bị xâm hại bởi những người quen biết với các thành viên trong gia đình và một số ít trường hợp trẻ
em bị xâm hại bởi chính người thân thích, ruột thịt. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình... để dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.
Về địa bàn xảy ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là ở các vùng nông thôn, cụ thể: từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020 số vụ xảy ra ở nông thôn là 73 vụ, chiếm tỷ lệ 96,053%; số vụ xảy ra ở thành thị là 03 vụ, chiếm tỷ lệ 3,947%.
Đối với Tịa Hình sự - Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, qua cơng tác xét xử, thống kê số liệu từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020, đã thụ lý tổng cộng 57 vụ/59 bị cáo phạm tội xâm hại tình dục trẻ em; Giải quyết 55 vụ/57 bị cáo; Tỷ lệ 96,5%; Tồn 02/02 bị cáo; trong đó:
- Án hình sự sơ thẩm: Thụ lý: 41 vụ/42 bị cáo; Giải quyết: 39 vụ/40 bị cáo (khơng tính án điều tra bổ sung 03 vụ/03 bị cáo);Tỷ lệ: 95,1%; Tồn 02 vụ/02 bị cáo.Trong đó loại tội phạm xâm hại trẻ em chủ yếu là tội “Hiếp dâm trẻ em”, “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là 41vụ/42 bị cáo. Trong tổng số 41 vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em có vụ án bị cáo phạm cùng lúc 02 tội về xâm hại tình dục trẻ em hoặc 01 tội xâm hại tình dục và 01 tội khác, cụ thể: 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giao cấu với trẻ em”; 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”. Tỷ lệ án có kháng cáo, kháng nghị chiếm 48,7% tổng số án giải quyết(19vụ/20 bị cáo). Trong đó: số án bị sửa chủ quan là 05 vụ/06 bị cáo (sửa 01 phần); sửa khách quan là 02 vụ/02 bị cáo (sửa 01 phần).
- Án hình sự phúc thẩm: Thụ lý: 16 vụ/17 bị cáo; Giải quyết: 16vụ/17 bị cáo; Tỷ lệ: 100%. Trong đó: tội “Giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” là 13vụ/ 14 bị cáo; tội “Dâm ô với trẻ em” là 02vụ/02 bị cáo; tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là 01 vụ/01bị cáo.
- Tỷ lệ án bị sửa: Chủ quan là 4,5% trên tổng số án xâm hại trẻ em; khách quan chiếm tỷ lệ 1,8% trên tổng án xâm hại trẻ em.
- Về hình phạt áp dụng đối với các bị cáo: Hình phạt tử hình và hình phạt tù đến 03 năm: khơng có; Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân: 01 bị cáo; Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên 15 năm đến 20 năm tù: là 05 bị cáo;Số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù là 23 bị cáo;Số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù là 11 bị cáo.
- Số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 03 vụ/03 bị cáo, tỷ lệ 5,26% trên tổng số án thụ lý, lý do trả: 02 vụ/02 bị cáo do cần xem xét các chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên Tòa; 01 vụ/01 bị cáo do có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Tịa Hình sự khơng phát sinh trường hợp trả hổ sơ điều tra bổ sung 02 lần trở lên và khơng có trường hợp Tịa án u cầu khởi tố tội phạm mới, người phạm tội mới.
- Số vụ án Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:
+ Đối với án sơ thẩm cấp tỉnh: Số vụ án bị kháng nghị là 04 vụ/05 bị cáo, trong đó số vụ án bị kháng nghị được Tòa án chấp nhận là 03 vụ/04 bị cáo; 01 vụ/01 bị cáo Viện kiểm sát rút kháng nghị tại tòa phúc thẩm.
+ Đối với án phúc thẩm cấp huyện: Số vụ án có kháng nghị là 02 vụ/02 bị cáo, trong đó số vụ án bị kháng nghị được Tòa án chấp nhận là 01 vụ/01 bị cáo; 01 vụ/01 bị cáo Viện kiểm sát rút kháng nghị tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, TAND tỉnh Sóc Trăng đã xét xử các tội xâm phạm tình dục có 57 vụ/ 59 bị cáo, trong đó “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo BLHS 2015 (“Tội hiếp dâm trẻ em” theo BLHS 1999) có 16 vụ/16 bị cáo.
Đánh giá chung về thực trạng Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chiếm tỉ lệ 28,07% số vụ và chiếm 27.11% số bị cáo. So
với các loại tội phạm xâm phạm tình dục khác thì hàng năm tỉ lệ tội phạm về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao, trung bình một năm khoảng 16 vụ án/16 bị cáo đã đưa ra xét xử. Thống kê trên đã phần nào cho thấy thực trạng phổ biến của tình hình tội phạm về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua đang có diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Trong đó tất cả những vụ án đều đau lòng, đều được xã hội quan tâm và bị lên án bởi vì nạn nhân là người ở độ tuổi cần được che chở nuôi dưỡng của cả xã hội vì người dưới 16 tuổi (là trẻ em) là trụ cột vững chắc của đất nước trong tương lai, trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có nhiều bước phát triển trong cơng cuộc đổi mới tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, chất lượng chăm lo cuộc sống cho người dưới 16 tuổi ngày càng thể hiện rõ nét trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hiện nay theo tác giả biết trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn cịn có rất nhiều hành vi phạm tội khơng bị xử lý và đang nảy sinh phát triển các loại tệ nạn xã hội mới về xâm hại đến quyền được tôn trộng và bảo vệ trẻ em. Nhiều hành vi chưa được xử lý kịp thời vì nhiều lý do, chẳng hạn như có sự thỏa hiệp giữ gia đình người phạm tội và nạn nhân, sợ ảnh hưởng tương lai nạn nhân, gia đình nạn nhân và nạn nhân thiếu hiểu biết về pháp luật nên giải quyết theo suy nghĩ chủ quan theo kiểu xâm hại rồi thì cho người phạm tội tổ chức đám cưới với nạn nhân là được, hoặc nạn nhân là người khơng có khả năng nhận thức để tố giác...
Các bị cáo phạm tội xâm hại tình dục trẻ em: đều là nam giới, đa số người bên ngồi gia đình, có một số trường hợp có quan hệ thân tộc, đa số ở độ tuổi thanh niên, trung niên, thậm chí có người đáng tuổi cha chú của nạn nhân. Thuộc thành phần: lao động phổ thông, không nghề nghiệp, đều có trình độ học vấn thấp hoặc khơng biết chữ, là người dân tộc thiểu số, do học vấn thấp nên nhận thức pháp luật còn hạn chế.
Các bị hại bị xâm hại tình dục: đều là nữ giới, có độ tuổi từ trên 05 tuổi đến dưới 16 tuổi. Thuộc thành phần: học sinh, lao động phổ thông, không nghề nghiệp.
Đối với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì khách thể như tác giả đã phân tích ở phần trên là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bị hại. Tuy nhiên, đại đa số các bản án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng khi nhận định khách thể của tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là xâm phạm đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Ví dụ: Tại bản án số 16/2019/HS-ST ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhận định như sau:
Hành vi của bị cáo Lý Vũ Linh là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em trong vụ án này là bị hại Hồng, xâm hại đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phượng….[48]
Ví dụ: Tại bản án số 05/2020/HS-ST ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng nhận định như sau:
Hành vi của bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, chỉ vì muốn thỏa mãn sinh lý mà bị cáo lợi dụng sự ngây thơ của bị hại để thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của bị hại một cách trái pháp luật. Hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em, xâm hại đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phượng…[49].
Từ nhận định hành vi của hai vụ án trên và một số vụ án khác xảy ra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả nhận thấy có sự nhầm lẫn trong việc nhận
định khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Như đã phân tích khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chỉ là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bị hại. Tuy nhiên, các nhà thực thi pháp luật đã nhận định khách thể của tội này không những xâm phậm đến danh dự nhân phẩm mà còn xâm phạm đến sức khỏe, gây mất an ninh trật tự xã hội. Vơ hình chung đã bao gồm các khách thể của tội danh khác. Do đó, tác giả nhận thấy Hội đồng xét xử đã xác định khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chưa thực sự đúng.