Yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em.

Một phần của tài liệu TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-đã chuyển đổi (Trang 66 - 67)

- Về khách thể: Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi và tội giao cấu hoặc

3.1.5. Yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em.

Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Cơng ước quyền trẻ em. Ngay sau đó, Việt Nam nhanh chóng triển khai xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ quyền trẻ em như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em nay là Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với các Bộ Luật, Luật liên quan đến trẻ em như việc ban hành Bộ Luật Hình sự cũng có sửa đổi, bổ sung từ BLHS năm 1985 đến năm 1999 (được sửa đổi năm 2003) và nay là Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 217) thì các tội xâm hại tình dục trẻ em có những tên gọi thay đổi theo mỗi lần sửa đổi bổ sung đã thể hiện việc chú trọng bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em của pháp luật hiện thời lúc bấy giờ về cơ bản đã hài hòa các quy định của hệ thống pháp luật trong nước với Công ước về quyền trẻ em.

Trải qua quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hiện nay quy định pháp luật hiện hành đã chính thức ghi nhận Quyền được bảo vệ để khơng bị xâm hại tình dục tại Điều 25 Luật Trẻ em năm 2016.

“Điều 25. Quyền được bảo vệ để khơng bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để khơng bị xâm hại tình dục.” Kể từ khi phê chuẩn Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho mọi trẻ em. Tuy nhiên, tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay có những diễn biến phức tạp và chiều hướng gia tăng. Trong bối cảnh hội

nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em cần tích cực và chủ động thực hiện. Do đó, u cầu này địi hỏi cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời, u cầu này khơng chỉ địi hỏi đối với hoạt động lập pháp mà còn đối với hoạt động áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam. Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, nhất là hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của Tịa án đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (trong đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) cần thực hiện các cam kết Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết.

Một phần của tài liệu TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-đã chuyển đổi (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w