- Số tiền các khoản chi thiếu thủ Triệu đồng 504 1.251 1.407 6.100 2.520 tục, hồ sơ yêu cầu hoàn thiện
4.3.5. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
Thí điểm thực hiện chống thất thu thuế bằng biện pháp tạo động lực kinh tế cho khách hàng mỗi khi mua hàng, bài học được rút ra từ kinh nghiệm chống thất thu thuế của thành phố Bắc Kinh-Trung Quốc.
Sửa đổi chế độ cơng tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
KÊT LUÂN
Thu, chi NSĐP ln ln có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của ĐP, có ảnh hưởng tới tình hình phát triển chung của quốc gia. Chính vì vậy, chính quyền các cấp rất chú trọng tới công tác QLNN đối với thu, chi NSĐP. Chính quyền TP Hải Phịng coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu-chi NS của TP, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội một cách hiệu quả, bền vững.
Trong chương 1, Luận án đã khái quát hóa các nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước. Dựa trên kết quả phân tích tổng quan, tác giả kế thừa đươc,̣ nhiều điểm quan trong,̣ vềquan niêṃ vềNSĐP vàquản lýnhànước vềNSĐP; tìm ra được các khoảng trống của vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, Luận án đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu: xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài và các câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu; cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng qt.
Trong chương 2, Luận án đã hệ thống và phân tích được cơ bản các cơ sở lý luận về NSNN, NSĐP và QLNN đối với thu-chi NSĐP.
Trong chương 3, Luận án đã khái quát tình hình phát triển kinh tế-xã hội của TP Hải Phịng; phản ánh kết quả thu-chi NS của TP giai đoạn 2011-2015; phân tích thực trạng QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phòng từ việc ban hành các văn bản pháp luật về thu-chi NSĐP của chính quyền TP, tổ chức q trình thu-chi NS cho đến kiểm tra, giám sát q trình đó; đánh giá thành cơng và hạn chế trong QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phòng; chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế đó.
Trong chương 4, Luận án đã phân tích bối cảnh và các yếu tố có ảnh hưởng tới thu-chi NS và QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phòng từ nay đến năm 2025. Trình bày mục tiêu và quan điểm QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải
Phịng, đồng thời đưa ra phương hướng hồn thiện QLNN đối với thu-chi NS của TP đến năm 2025. Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phịng.
Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật và thực tiễn bao gồm:
Về mặt lý luận và học thuật:
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, NSĐP và QLNN đối với thu-chi NSĐP như: (i) khái niệm, hệ thống và phân cấp quản lý NSNN; (ii) khái niệm và vai trò NSĐP; (iii) nguồn thu, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSĐP; (iv) nhiệm vụ chi, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới chi NSĐP; (v) khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, bộ máy, công cụ và phương pháp QLNN đối với thu-chi NSĐP.
Về mặt thực tiễn:
Luận án tổng kết kinh nghiệm QLNN đối với thu-chi NSĐP của TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và Bắc Kinh-Trung Quốc; từ đó rút ra 4 bài học là cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các quan điểm và giải pháp QLNN đối với thu-chi NSĐP nói chung và TP Hải Phịng nói riêng.
Từ những số liệu thu thập, điều tra, khảo sát, Luận án đã đánh giá những kết quả đạt được (thành công) trong QLNN đối với thu-chi NSĐP của chính quyền TP Hải Phịng; chỉ ra 07 hạn chế QLNN đối với thu-chi NSĐP của TP Hải Phòng giai đoạn 2011-2015 từ khâu ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức quá trình thu-chi NSĐP cho đến khâu thanh tra, kiểm tra thu-chi NSĐP.
Luận án xác định 08 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong việc QLNN đối với thu -chi ngân sách của TP Hải Phòng. Đây là cơ sở khoa học vững chắc để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thu-chi NS của TP Hải Phòng. Luận án đề xuất 10 giải pháp để chính quyền TP Hải Phịng hồn thiện QLNN đối với thu – chi NSĐP bao gồm: (1) Ban hành, sửa đổi, hoàn
nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương; (2) nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách địa phương;(3) nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức trong bộ máy quản lý nhà nước; (4) tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước đối với thu- chi ngân sách địa phương; (5) tăng cường và nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát thưc,̣ hiêṇ thu – chi ngân sách địa phương; (6) tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương; (7) có hình thức khen thưởng, vinh danh và xử phạt thỏa đáng; nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật; (8) đề cao vai trò giám sát của người dân; (9) tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý; (10) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, Luận án vẫn chưa phân tích được hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với thu-chi NSĐP; chưa đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu lực, hiệu quả QLNN đối thu-chi NSĐP. Do xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nên Luận án chưa nghiên cứu QLNN đối với các khoản thu khác ngồi thuế (như phí, lệ phí, vay nợ,…), chưa nghiên cứu QLNN đối với các khoản chi khác ngoài chi ĐTXDCB và chi thường xuyên (chẳng hạn như dự phịng NS, chi dự trữ tài chính, chi ĐTPT khác,..). Tác giả hy vọng sẽ được nghiên cứu tiếp trong các cơng trình khoa học sau này và kính mong các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề này tiếp tục nghiên cứu để có cơ sở khoa học cho QLNN đối với thu-chi NS ở các địa phương hiệu quả hơn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hồn thành luận án, song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả luận án mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, nhà khoa học, các chuyên gia và đồng nghiệp để luận án hoàn thiện hơn.