3.1.1 .Thuận lợi
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà
3.2.2. Đánh giá nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
Sau khi đã xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết cho năm kế hoạch, nhà máy cần tổ chức đảm bảo nguồn tài trợ VLĐ bằng nhiều nguồn khác nhau:
Lợi nhuận để lại tái đầu tư: Đây là nguồn đầu tiên nhà máy xem xét đầu tư. Trong việc phân phối lợi nhuận Nhà máy cần ưu tiên giành phần lợi nhuận cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư của mình. Ngồi ra nhà máy cần huy động tối đa nguồn vốn nội bộ như: nguồn vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh...khi có nhu cầu về đầu tư.
Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp (vốn do chủ sở hữu huy động đóng góp). Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn vốn huy động ngoài từ ngân hàng, tổ chức tín dụng... đang khó khăn mà nhà máy muốn tồn tại, phát triển và muốn cho quá trình hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục thì yêu cầu đặt ra cho nhà máy là phải huy động nguồn vốn chủ sở hữu. Vì nguồn vốn chủ sơ hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà máy trong thời gian nay.
Vay ngân hàng: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên VLĐ của nhà máy. Mặt khác, nhà máy cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay đa dạng phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận.
Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác... Đây không thể được coi là nguồn huy động chính nhưng khi sử dụng khoản vốn này nhà máy không phải trả chi phí sử dụng, nhưng khơng vì thế mà nhà máy lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.