Khía cạnh pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam nghiên cứu sâu cho trường hợp hải phòng (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ

2015

2.1.1. Khía cạnh pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

tại Việt Nam

Luật đầu tư nước ngoài được ban hành đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1987. Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn tuy nhiên nhiều quy định cịn chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 4 lần:

- Lần thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua vào năm 1990.

- Lần thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua vào năm 1992.

- Lần thứ ba, Luật đầu tư nước ngoài ban hành mới được Quốc hội thông qua vào năm 1996.

- Lần thứ tư, Luật sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua vào năm 2000.

Nhằm cải thiện môi trường pháp lý, thống nhất về pháp luật đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư năm 2005 thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Năm 2014, Quốc hội đã thơng qua sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đầu tư năm 2005 với nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư như là rút ngắn thời gian thực hiện thủ

tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho thời hạn 45 ngày trước đây, nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngồi…

Bên cạnh Luật đầu tư, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 118/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Cơ chế pháp lý song phương và đa phương cũng dần được hồn thiện. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Trong các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đáng kể nhất chính là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 12/2001 tạo ra cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài từ Hoa Kỳ. Những cam kết trong hiệp định là cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, tham gia tích cực vào các diễn đàn ASEM, APEC, là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư thông qua việc nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam nghiên cứu sâu cho trường hợp hải phòng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)