Kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực để giúp học sinh khắc sâu kiến thức về Hiệp định Sơ bô ngày 06/3/1946 và Tạm ước

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang (Trang 25 - 30)

VII- Kết luận

b. Kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực để giúp học sinh khắc sâu kiến thức về Hiệp định Sơ bô ngày 06/3/1946 và Tạm ước

giúp học sinh khắc sâu kiến thức về Hiệp định Sơ bô ngày 06/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 (Lựa chọn một số chi tiết trong nội dung sau)

* Nước cờ gỡ nút tuyệt vời vào phút chót

Cuộc đàm phán chính thức Việt - Pháp bắt đầu từ ngày 01/12/1945. Phía Việt Nam có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám. Phía Pháp có Sainteny là Trưởng đoàn đại diện của Pháp bên cạnh Bộ Tư lệnh Đồng Minh ở Hoa Nam, theo chân Thiếu tá tình báo Mỹ Patti về Hà Nội nay từ cuối tháng 8-1945. Ông ta được Cao ủy D’Argenlieu cử làm Ủy viên Cộng hòa Pháp, đại diện của Pháp ở miền Bắc. Pignon là cố vấn của Cao ủy, Caput là dại diện của Đảng Xã hội Pháp, một người có thiện chí với Việt Minh.

Cuộc đàm phán diễn ra rất gay go, căng thẳng. Nó liên quan đến nội tình nước Pháp. Giữa tháng 01/1946, De Gaule rời chính trường. Chính phủ Pháp do Đảng Xã hội nắm. Nó liên quan đến kế hoạch quân sự của Pháp ở miền Nam Việt Nam. Chúng dự định đổ bộ vào Hải Phịng đầu tháng 3/1946. Nó liên quan đến cuộc đàm phán Pháp-Hoa tại Trùng Khánh mà phía Pháp muốn kết thúc sớm cho kịp kế hoạch quân sự. Phía Việt Nam cũng muốn đạt một thỏa thuận sơ bộ để đi vào hịa hỗn với Pháp và thúc đẩy quân Tưởng rút. Viêt Nam địi Pháp cơng nhận ngay Việt Nam hoàn toàn độc lập, chấm dứt chiến sự ở miền Nam. Đổi lại, Việt Nam đảm bảo uy tín cùng các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp. Suốt q trình gặp gỡ, phía Pháp vẫn giữ lập trường mà De Gaulle đã tuyên bố sau khi Nhật đảo chính (tháng 3/1945). Liên bang Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp, do một Toàn quyền người Pháp đứng đầu. Yêu cầu chính của Pháp là Việt Nam đồng ý để quân Pháp ra Bắc. Bởi vậy, cũng có lúc phía Pháp nhắc đến một chính phủ tự trị, một nhà nước tự trị.

Quân Pháp ở miền Nam đã lên đường ra Hải Phòng, tin tức về đàm phán Trùng Khánh lọt về Hà Nội. Đàm phán Việt-Pháp đi vào giai đoạn chót rất khẩn trương. Trong Hồi ký, Sainteny kể lại: “Những cuộc họp dài vô kể, kéo dài vơ tận, trong đó hai bên tranh luận hết câu này sang câu khác, chữ này sang chữ khác về các điều khoản của Hiệp định”.

Ngày 16/12, cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Sainteny đạt được một số tiến bộ khả quan. Pháp công nhận chủ quyền của nước Việt Nam. Việt Nam có chính phủ, có qn đội riêng. Việt Nam nhận ở trong Liên hiệp Pháp và bảo đảm các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp; đồng ý để quân Pháp vào thay quân Tưởng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn để lửng. Hai bên tiếp tục các cuộc họp khẩn trương để giải quyết các vấn đề tồn tại: chủ quyền của Việt Nam, quyền ngoại giao, vấn đề Nam Bộ, số lượng và thời gian quân Pháp ở miền Bắc, vấn đề quân Việt Nam tiếp phòng cạnh quân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ: đàm phán thành công hay khơng tùy thuộc Pháp có chịu cơng nhận nền độc lập của Việt Nam hay khơng! Hồng Minh Giám u cầu Pháp sớm đạt kết quả vì có thế lực đang muốn phá. Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ở Trùng Khánh. Trung hoa dân quốc chính thức trao cho Pháp quyền quản lý Bắc Đông Dương và giải giáp quân đội Nhật. Trung ương Đảng có ngay nhận định: Hiệp ước Hoa- Pháp không phải là chuyện riêng của Pháp với Tàu, mà là chuyện chung của phe đế quốc… Tuy nhiên, chúng vẫn gờm cách mạng Đông Dương và dư luận thế giới, nên cả Tàu và Pháp đều muốn dàn xếp với Việt Nam về việc quân Pháp kéo vào miền Bắc Việt Nam.

Tình hình khẩn trương, đạo quân của Leclerc đã lên đường. Tướng Chu Phúc Thành thay Lư Hán, nói với tướng Pháp Raoul Salan: Khi Hiệp ước Việt- Pháp chưa được ký, nếu quân Pháp tự ý đổ bộ vào Hải Phòng, quân Trung Quốc sẽ nổ súng. Nắm bắt mâu thuẫn Pháp-Tàu, mâu thuẫn trong nội bộ Pháp - giữa phái có đầu óc thực tế và phái cực đoan, Chủ tịch Hồ Chí Minh thúc đẩy đàm phán ép Pháp giảm số

quân Pháp vào miền Bắc và chấp nhận mỗi năm rút 1/5 số quân ấy; thỏa thuận vấn đề thống nhất ba kỳ sẽ do trưng cầu ý dân quyết định. Cuộc họp cuối vào chiều và đêm 5-3 thỏa thuận hầu hết mọi vấn đề, nhưng chưa gỡ được cái nút cuối cùng quan trọng nhất là quy chế về chủ quyền của Việt Nam. Theo dõi sát từng giờ, cả

Pháp và Trung Hoa dân quốc đều lo lắng; quân Pháp vào Hải Phịng, qn Tưởng nổ sung. Cả ba phía đều phân vân chờ đợi.

Theo Hồi ký của Vũ Đình Huỳnh - Thư ký của Bác, thì đêm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chợp mắt. Tảng sáng 6-3, với thái độ rất trầm tĩnh, Bác bảo Vũ Đình Huỳnh mời Hồng Minh Giám đến, đồng thời báo tin cho các đồng chí lãnh đạo Đảng rằng Bác đã có biện pháp giải quyết khó khăn để ký trong hơm nay. Chủ tịch giao Hoàng Minh Giám đến báo cho Sainteny quyết định cuối cùng của Người: Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do. Sainteny vui mừng chấp nhận. Hai bên thỏa thuận sẽ rà sốt văn bản và ngay trong chiều hơm đó sẽ tổ chức lễ ký. Sau này, trong Hồi ký, Sainteny kể lại: “Công thức Việt Nam là quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp do ơng Hồ Chí Minh chọn chỉ chốc lát trước khi ký”.

Thơng lệ quốc tế chưa có quy chế “quốc gia tự do”. Việt Nam đòi độc lập. Pháp chỉ nhận Việt Nam tự trị. Hồ Chí Minh sáng tạo ra công thức mới, đưa đàm phán đến thành công giữa lúc rất cấp bách. Đây là một đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh vào quy chế thế giới về chủ quyển quốc gia. Quốc gia tự do chưa phải là độc lập nhưng nó sát gần với quy chế quốc gia độc lập, khác hẳn quy chế tự trị. Quốc gia tự do thể hiện rõ chủ quyền, quyền lực và vị trí của quốc gia bình đẳng với các quốc gia khác. Bởi vậy, sau Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-

1946), Chính phủ Pháp mời nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam DCCH sang thăm Pháp với tư cách thượng khách và đón tiếp với nghi lễ nhà nước cao nhất.

Rõ ràng, Hồ Chí Minh vào phút chót, để gỡ các nút quan trọng nhất, đã kịp thời đưa ra công thức “Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do” là một sách lược, một ứng xử ngoại giao thông tuệ, mẫu mực, vượt mọi thông lệ quốc tế và suy nghĩ của mọi người, đưa cuộc đàm phán đến thành công. Việt Nam DCCH ký hiệp nghị quốc tế đầu tiên trên tư thế vững vàng.

Cuộc đàm phán Việt - Pháp (1945 - 1946) và Hiệp định Sơ bộ là một quyết sách ngoại giao, một thành cơng có tính chiến lược có ý nghĩa quyết định góp phần bảo vệ thành quả cách mạng mới giành được, cứu vãn tình thế, tránh được nguy cơ cùng một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù.

Hiệp định Sơ bộ ký kịp thời, đúng lúc nhờ ứng xử “ngả bài”, sáng tạo của Hồ Chí Minh, đã biến thỏa thuận áp đặt có tính chất thực dân của Pháp và Tưởng thành một thỏa thuận tay ba có Việt Nam tham gia, làm thất bại cuộc mua bán lộng quyền của hai nước lớn “đồng minh”, biến cuộc đổ quân cậy thế mạnh của Pháp lên miền Bắc thành một cuộc hành quân có thỏa thuận với một chính phủ có chủ quyền.

Với Hiệp định Sơ bộ, tạm hịa hỗn với Pháp, Việt Nam đã đẩy gần hai mươi vạn quân tưởng cùng các đảng phái tay sai của chúng ra khỏi đất nước. Hiệp định Sơ bộ và các hoạt động ngoại giao tiếp theo, trước hết là chuyến thăm dài ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, đã đem lại cho Việt Nam một thời kỳ hịa bình - ít nhất là trên miền Bắc - để ta có thêm thời gian củng cố chính quyển, xây dựng lực lượng.

* Cứu vãn Fontainebleau thế nào đây?

Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng tham gia Hội nghị Fontainebleau, nhưng Người là nhà đàm phán chính, có vai trò quyết định trong việc mưu tìm hịa bình, hịa hỗn. Hội nghị bắt đầu từ ngày 6/7/1946. Ngày 12/7, Người họp báo chính thức đưa tuyên bố lập trường sáu điểm, khẳng định các vấn đề nguyên tắc đồng thời nêu đậm các sách lược tranh thủ Pháp: Việt Nam không đoạn tuyệt Pháp, Việt Nam tham gia Liên hiệp Pháp, hợp tác kinh tế, văn hóa với Pháp, bảo hộ tài sản người Pháp ở Việt Nam, ưu tiên dùng cố vấn người Pháp. Hồ Chủ tịch có nhiều buổi làm việc với hai yếu nhân Pháp có liên quan đến vấn đề Việt Nam nhất là Thủ tướng G.Bidault và Bộ trưởng Hải ngoại M. Moutet, có buổi rất khuya mới kết thúc.

Suốt gần một tháng, hai bên mới thỏa thuận chương trình và lập các tiểu ban rồi đi vào thảo luận các vấn đề chung. Phái đoàn Pháp vẫn giữ các quan điểm thực dân bảo thủ gần như tại Hội nghị trù bị Đà Lạt

Đột nhiên, ngày 1/8, tại Đà Lạt, Cao ủy D’Argenlieu triệu tập “Hội nghị Liên bang Đông Dương” gồm đại biểu Nam Kỳ, Tây Nguyên, Lào, Campuchia và quan sát viên của Nam Trung Kỳ. Đây là một hành động sai trái, phi pháp, có tính chất khiêu khích và phá hoại, bất chấp Hiệp định Sơ bộ và Hội nghị Fontainebleau. Phản ứng quyết liệt trước việc làm xằng bậy của D’Argenlie, tại cuộc họp, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đọc một bài phát biểu lời lẽ mạnh mẽ lên án việc làm phi chính trị của D’Argenlieu. Rồi Trưởng đoàn Việt Nam tuyên bố đề nghị hỗn cuộc họp cho đến khi phía Pháp làm rõ “sự mập mờ”. Báo chí Paris gọi những lời lẽ của ông Phạm Văn Đồng là “bài phát biểu bốc lửa”.

Quan điểm hai bên rất xa nhau, lập trường của đoàn Pháp là thực dân, ngoan cố. Có kéo dài đàm phán cũng khó lịng đạt kết quả, nhưng để Hội nghị gián đoạn quá sớm là một sai lầm. Nó trái với ý đồ, mục đích của Chính phủ Việt Nam là dùng phương thức vừa đánh, vừa đàm để hịa hỗn với Pháp, để hỗ trợ đồng bào miền Nam, để kéo dài thời kỳ hòa bình. Hơn nữa, đồn Pháp đã bàn tính nếu có để Hội nghị gián đoạn thì phải do đồn Việt Nam chịu trách nhiệm. Hơn nữa, đàm phán đổ vỡ rồi thì cũng rất khó nối lại. Ít người biết rằng Hồ Chủ tịch rất khơng bằng lịng việc gián đoạn đàm phán khơng thời hạn. Người nói với Phạm Văn Đồng: “Chú làm hỏng việc”. Sự kiện này được Phạm Văn Đồng tường thuật trong sách “Hồ Chí Minh quá khứ, hiện tại và tương lai” và ơng kể lại với nhóm chúng tơi trong dịp tổng kết ngoại giao, nhìn lại Hội nghị Fontainebleau.

Cứu vãn đàm phán bằng cách nào đây? Ngày 13-9-1946, Đoàn đàm phán lên đường về nước. Hồ Chí Minh nán lại. Thấy dư luận chính giới Pháp

không tán thành việc làm ngang ngược của D’Argenlieu ở Đà Lạt, ngày 11-9, Người tổ chức họp báo, lời lẽ rất ơn hịa, hướng về tương lai. Suốt ngày hôm sau, Người làm việc với ông Moutet tại nhà riêng ông ta, rồi tại nhà riêng Sainteny. Người trao đổi rất thẳng thắn nhưng hòa nhã. Người đồng ý với Moutet về một Modus Vivandi (tạm dịch là Tạm ước). Dựa trên kết quả trao đổi, ngày 13/9, phía Pháp trao cho Người một dự thảo, lời lẽ có phần dung hịa. Suốt ngày hơm đó cho đến đêm khuya, hai nhà đàm phán tiếp tục hồn chỉnh văn bản. Hai hơm sau lại tiếp tục. Cho đến một giờ sáng 15-9, tại nhà ông Moutet, hai đại diện của hai nước chính thức ký văn được gọi là Tạm ước 14/9/1946.

Tạm ước là một thỏa thuận có tính chất tạm thời, hạn chế trước hết là về kinh tế và văn hóa, nhiều điều mà ta nhân nhượng. Tuy nhiên trong “Lời Tuyên bố chung”, Hồ Chí Minh cũng tranh thủ đạt được ba điều quan trọng làm cho Tạm ước tăng thêm ý nghĩa chính trị rộng lớn:

1- Sẽ tiếp tục q trình đàm phán Việt-Pháp từ tháng 1/1947.

2- Về vấn đề Nam Bộ, hai chính phủ sẽ ấn định ngày giờ và thể thức trưng cầu dân ý.

3- Hai bên cam kết bảo đảm các quyền tự do dân chủ ở Nam Bộ. Trong điều kiện khó khăn, đàm phán tay đôi khẩn trương, mà Chủ tịch nêu cho được yêu cầu hỗ trợ đồng bào miền Nam, khẳng định sẽ có trưng cầu dân ý, bảo đảm có tự do dân chủ.

Gián đoạn Fontainebleau là có nguy cơ phá Hiệp định Sơ bộ 6-3, chấm dứt đánh đàm và hịa hỗn, nhưng Hồ Chí Minh địi ghi tiếp tục đàm phán lại theo đúng ý đồ của ta. Nếu không đàm phán lại được, trách nhiệm thuộc về phía Pháp.

D’Argenlieu họp Hội nghị Liên bang Đơng Dương, lập chính quyền Nam Kỳ tự trị và làm nhiều việc để hòng khẳng định “khơng cịn vấn đề Nam Kỳ, khơng cịn vấn đề hợp nhất ba miền nêu trong Hiệp định 6-3-1946”. Nhưng Tạm ước lại có điều khoản ghi “Về vấn đề Nam Bộ, hai chính phủ sẽ ấn định ngàu giờ và thể thức trưng cầu dân ý”. Đây là một đòn mạnh đánh vào mưu đồ gian tà của D’Argenlieu.

Ký tạm ước 14/9/1946 là một biện pháp ứng phó thời cuộc, cứu vãn Hội nghị Fontainebleau, bảo tồn giá trị của Hiệp định Sơ bộ, kéo dài hịa hỗn, chờ đợi tình hình nước Pháp đang có tranh giành phe phái tả hữu rất găng, đáp ứng nguyện vọng của quốc dân mong Chủ tịch thăm nước Pháp mang về tin vui… Ký Tạm ước, cứu vãn Fontainebleau,… chỉ có trí tuệ, bản lĩnh và nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh mới làm được.

Về nước, Bác cùng ban lãnh đạo nhận định ngay: tình hình khẩn trương, thực dân hiếu chiến đang lộng hàng, cánh tả và Đảng Xã hội Pháp nắm chính phủ nhưng đang bị “cầm tù”. Phải tập trung sức chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên, Bác vẫn đi những nước cờ ngoại giao cần thiết để trì hỗn chiến tranh:

Đổi tên Chính phủ Kháng chiến thành Chính phủ Kiến quốc, đổi tên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ thành Ủy ban Nam Bộ, tiếp tục giữ liên hệ với Thủ tướng Pháp Leon Blum.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược nổ ra là không thể tránh khỏi. Ý đồ xâm lược thực dân của Pháp rất ngoan cố. Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực ngoại giao cao nhất. Nhưng lúc này lực lượng của nước Việt Nam DCCH non trẻ mới bắt đầu xây dựng, chưa thể có quả đấm đủ mạnh để đánh bại tư tưởng thực dân của giới chức Pháp.

Dù sao cũng cần thấy rằng, hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng thời kỳ này đã giành được thắng lợi quan trọng và để lại những trang sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Dấu ấn đậm nét của thời kỳ này là đối sách và ứng xử khôn khéo cùng một lúc với năm nước lớn, tránh chạm trán với bốn đạo quân đế quốc có mặt trên đất nước ta. Nhờ đó, Việt Nam dã xua được mấy chục vạn quân Tưởng ra khỏi Việt Nam, kéo dài hịa hỗn với Pháp để thêm thời gian xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ sắp tới.

Có thể coi phương thức và sách lược ngoại giao giai đoạn này là mẫu mực về kết hợp đấu tranh ngoại giao với quân sự, dựa vào sức mạnh chính trị tổng hợp của tồn dân đồn kết; mẫu mực kết hợp đối nội với đối ngoại, mẫu mực về nghệ thuật vận dụng sách lược mềm dẻo với giữ vững nguyên tắc. Rõ ràng, ngoại giao đã đóng vai trị “cứu khốn, phò nguy”…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang (Trang 25 - 30)