2.4.1. Kiểm tra chứng cứ điện tử
Kiểm tra CCĐT là hoạt động của ĐTV, KSV, Thẩm phán và Hội thẩm, được tiến hành nhằm xác định một cách thận trọng, tồn diện, khách quan tính chính xác của những thơng tin thực tế và đáng tin cậy của những DLĐT đã được thu thập để xác lập một cách đúng đắn mọi tình tiết của vụ án hình sự.
Tất cả các DLĐT, phương tiện điện tử đã được thu thập chỉ có thể trở thành cơ sở cho các Quyết định, Kết luận của CQĐT, VKS và Tịa án về vụ án hay các tình tiết cụ thể của nó sau khi được kiểm tra một cách khách quan, có căn cứ và tỷ mỷ, thận trọng. Hoạt động kiểm tra CCĐT thực chất là rà sốt lại tồn bộ q trình thu giữ, giám định, phục hồi DLĐT; kiểm tra tính hợp pháp của các q trình này và phải tn thủ các phương pháp:
- Phân tích nội dung của từng CCĐT riêng biệt để xác định các thuộc tính của CCĐT và tính chân lý khách quan của các chứng cứ này; xác định mức độ tin cậy của CCĐT đã thu thập;
- So sánh, đối chiếu CCĐT cần kiểm tra với các CCĐT khác đã được thu thập, kiểm tra xem chúng có phù hợp với nhau và với thực tế khách quan hay không;
- Thu thập, tìm thêm, bổ sung các CCĐT mới để làm rõ thêm và xác định rõ mức độ chính xác và đầy đủ của CCĐT cần kiểm tra.
Các đối tượng phạm tội trong lĩnh vực cơng nghệ cao thường có trình độ hiểu biết nhất định, trong đó có nhiều trường hợp trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì đối tượng phạm tội đã tính tốn rất kỹ để hịng che mắt CQĐT bằng việc tạo ra các chứng cứ giả, dựng hiện trường giả. Vì vậy, để xác định được CCĐT là căn cứ để giải quyết vụ án thì việc kiểm tra các CCĐT đã thu thập được là vô cùng quan trọng.
Kiểm tra CCĐT được tiến hành ở tất cả các giai đoạn trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, mà chủ thể của các giai đoạn này là ĐTV, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và một số chủ thể khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra trong những trường hợp do luật định. Khi kiểm tra CCĐT, các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm khơng chỉ kiểm tra các thông tin thực tế đã thu thập mà phải kiểm tra cả nguồn của chúng; không chỉ kiểm tra từng CCĐT một cách riêng lẻ mà phải kiểm tra trong tổng thể các CCĐT đã thu thập được, trong mối quan hệ giữa
các CCĐT đã thu thập được với các CCĐT khác đã có trong vụ án hình sự để xác định chứng cứ là các DLĐT có phù hợp thực tế hay khơng, có liên quan đến vấn đề cần xác minh trong vụ án hay không; giữa các chứng cứ phù hợp hay mâu thuẫn nhau. Từ đó, có phương án sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh vụ án hình sự; có cơ sở để quyết định việc tiếp tục điều tra bổ sung, nhằm thu thập thêm CCĐT mới; hoặc cũng có thể là cơ sở để phủ định, xác lập hay buộc tội phải có một lập luận, một cơ sở để giải thích cho sự khơng phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các CCĐT.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, dù đã thu thập được các CCĐT nhưng có thể cịn có CCĐT nào đó bị nghi ngờ về tính chính xác, khơng đảm bảo độ tin cậy để chứng minh các tình tiết trong vụ án. Vì vậy, khi kiểm tra CCĐT, các CQTHTT phải phát hiện, tìm thêm những chứng cứ mới trong vụ án để củng cố, khẳng định tính đúng đắn của chứng cứ đã thu thập hoặc ngược lại, thông qua nội dung thông tin từ CCĐT mới mà bác bỏ, phủ định CCĐT cũ không phù hợp.
2.4.2. Đánh giá chứng cứ điện tử.
Đánh giá CCĐT là giai đoạn phức tạp của quá trình chứng minh, là hoạt động tư duy của chủ thể tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS 2015 và các chủ thể khác có liên quan tiến hành xem xét, kiểm tra các CCĐT đã thu thập được để xác định tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan của CCĐT, qua đó làm rõ có sự việc phạm tội xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội cũng như giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Đánh giá CCĐT là kết quả của việc kiểm tra CCĐT để thừa nhận sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện, tình tiết do CCĐT xác định. Đánh giá CCĐT được các CQTHTT và NTHTT tiến hành liên tục, xuyên suốt trong quá trình chứng minh vụ án hình sự, nhằm sử dụng kết quả đánh giá vào từng giai đoạn khác nhau trong quá trình nhận thức khách quan, từ đó đưa ra kết luận về tính xác thực hoặc khơng xác thực của chứng cứ, tính hợp pháp hoặc khơng hợp pháp, tính liên quan hoặc khơng liên quan của CCĐT.
Mỗi CCĐT thu thập được trong vụ án cần phải được đánh giá theo hai phương pháp: đánh giá từng CCĐT riêng biệt và đánh giá tổng thể các CCĐT. Việc đánh giá CCĐT gồm hai nội dung là phân tích CCĐT và tổng hợp CCĐT.
Phân tích CCĐT: là phân chia toàn bộ CCĐT đã thu thập được trong vụ án
thành các CCĐT riêng lẻ, phân biệt CCĐT này với CCĐT khác, phân chia từng CCĐT riêng lẻ thành bộ phận cấu thành của nó, chọn ra trong đó các sự kiện khẳng định, đặc điểm riêng; đối chiếu so sánh các yếu tố riêng rẻ của từng CCĐT với nhau và của CCĐT này với CCĐT khác.
Tổng hợp CCĐT: là thu nhận (rút ra) kết luận từ các chứng cứ đã thu thập
được về vụ án, từ việc xác định trên cơ sở của tất cả các chứng cứ, các sự kiện và các tình tiết của vụ án đang được điều tra, giải quyết.
Trong tất cả các CCĐT đã thu thập được ở giai đoạn chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta, mỗi chứng cứ đều có những đặc tính riêng. Vì vậy, khi sử dụng CCĐT vào q trình chứng minh địi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá sự phù hợp của CCĐT đã thu thập đối với những vấn đề, tình tiết cần phải chứng minh [14, tr. 29].
Đánh giá CCĐT có vai trị quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tôi và giải quyết các vụ án hình sự, bởi đánh giá CCĐT chính xác chính là cơ sở quan trọng cho hoạt động thu thập, kiểm tra, sử dụng chứng cứ trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự; là căn cứ để đi đến kết luận và ra quyết định giải quyết thực chất vụ án hình sự. Có thể nói, đánh giá CCĐT là một hoạt động khơng thể thiếu trong quá trình chứng minh tội phạm của CQTHTT.
2.4.3. Bảo quản chứng cứ điện tử.
Điều 107 BLTTHS 2015 quy định phương tiện điện tử, DLĐT được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình CCĐT phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao DLĐT.
Điều 199 BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm bảo quản nguyên vẹn các phương tiện, DLĐT bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong. Theo đó, phương tiện, tài liệu, đồ vật, DLĐT, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
Theo đó, CCĐT phải được bảo tồn ngun vẹn, khơng để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng CCĐT đã thu giữ. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng là các phương tiện điện tử phải được thực hiện ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải được lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án.
Đối với vật chứng là các phương tiện điện tử không thể đưa về CQTHTT để bảo quản thì CQTHTT giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.
Đối với vật chứng đưa về CQTHTT bảo quản thì cơ quan Cơng an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Người có trách nhiệm bảo quản CCĐT mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, thêm, bớt, sửa đổi, hủy, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, làm sai lệch hồ sơ vụ án… thì phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.4.4. Về khai thác, sử dụng chứng cứ điện tử.
- Thứ nhất, chứng cứ là DLĐT đã được thu thập phải được khai thác và sử dụng
triệt để; áp dụng các biện pháp cần thiết (có thể là giám định) để chuyển hóa thành các tài liệu nghe được, đọc được hoặc nhìn được. Khi xem xét cần xác định thời gian thực tế và thời gian được cài đặt, hiển thị trên phương tiện điện tử đã thu giữ (giờ, ngày, tháng, năm). Đây là yếu tố quan trọng để đối chiếu với các chứng cứ khác, đơi khi có ý nghĩa quyết định để giải quyết vụ việc.
- Thứ hai, trước khi lập biên bản kiểm tra DLĐT, CQTHTT cần yêu cầu người
tham gia tố tụng trình bày nội dung sự việc, những điều họ đã nhìn thấy, nghe được, u cầu mơ tả thời gian, hồn cảnh, đặc điểm hiện trường, đặc điểm nhận dạng và các đặc điểm riêng biệt khác…bằng biên bản; Biên bản kiểm tra DLĐT phải thể hiện rõ phương pháp, cách thức kiểm tra và phải có đầy đủ các thành phần như chủ sở hữu phương tiện điện tử, người làm chứng, cán bộ kỹ thuật và những người có liên quan.
- Thứ ba, việc sao lưu DLĐT kèm theo hồ sơ hoặc in thành tài liệu qua hình ảnh
(các vụ án đánh bạc qua tin nhắn điện thoại, zalo…; các hình ảnh qua facebook trong các vụ cưỡng đoạt tài sản, vu khống…) cũng cần nêu rõ phương pháp, kết quả thực hiện và phải lập biên bản, có người làm chứng và ký tên trực tiếp vào các tài liệu đã sao in để đảm bảo tính khách quan. Trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định thì u cầu giám định tính ngun vẹn và nội dung của DLĐT (tùy theo yêu cầu chứng minh).
- Thứ tư, nghiên cứu, đối chiếu DLĐT với các tài liệu, chứng cứ khác, nhất là lời
khai của người tham gia tố tụng, hiện trường, vật chứng; yêu cầu phải xác định các chứng cứ khác trước khi khai thác nội dung của DLĐT để bảo đảm tính liên quan và yêu tố khách quan.[ 26]
Kết luận Chương 2
Qua nội dung Chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những quy định pháp luật về CCĐT theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, nêu và phân tích những quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành về CCĐT.
Trên cơ sở những quy định pháp luật về CCĐT đã phân tích, có thể thấy rằng so với Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì BLTTHS 2015 đã có những bước chuyển mình lớn về chứng cứ và chứng minh, trong đó, việc bổ sung một số nguồn chứng cứ mới, đặc biệt đối với nguồn chứng cứ là DLĐT là một bước tiến vượt bậc, phù hợp với tình hình tội phạm máy tính đang diễn biến vơ cùng phức tạp. Tuy nhiên những quy định về thu thập phương tiện điện tử, DLĐT cũng như cách thức thu thập bí mật DLĐT vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, khơng rõ ràng, gây khó khăn cho q trình áp dụng; việc thu thập, bảo quản CCĐT trong Tố tụng Hình sự hiện nay ở Việt Nam chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tội phạm sử dụng công nghệ, phương tiện điện tử là loại tội phạm mới ở nước ta, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, dẫn đến chưa thể có được một hành lang pháp lý vững chắc để đấu tranh đối với loại tội phạm này; hơn nữa khi tội phạm xảy ra, thì việc phát hiện và đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn.
Trên cơ sở nền tảng lý luận và các quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện nay về CCĐT, luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam thơng qua một số vụ án thực tế đã xảy ra trên địa bàn TP.HCM ở Chương 3, từ đó làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cần bổ sung để hoàn thiện hơn nữa lý luận về CCĐT, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ