Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 42 - 76)

M ỤC LỤC Error! Bookmark not defined.

3.3.1.Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

Kết quả phân tích trong ruột sá sùng cho thấy rằng, trong ruột sá sùng có chứa mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du và cả đất, cát. Điều này có thể giải thích rằng sá sùng là loài không có tính chọn lọc thức ăn, trong quá trình ăn lọc chúng hút tất cả đất, cát, mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du vào trong ruột để thực hiện quá trình tiêu hóa, phần còn lại không hấp thụ được chúng tự thải ra ngoài.

Phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của sá sùng, thành phần chiếm tỉ lệ lớn là mùn bã hữu cơ và thực vật phù du, tỉ lệ của chúng thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tỉ lệ các thành phần có trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Trung bình % Trung bình % Trung bình % Trung bình % Trung bình % Trung bình % Cát 0,59 26,1 0,44 25,1 0,35 28,5 0,32 23,9 0,55 28,1 0,57 27,6 MBHC 1,72 73,9 1,35 74,9 0,89 71,5 1,01 76,1 1,47 71,9 1,62 72,4

Hình 3.16: Tỉ lệ % các thành phần trong hệ tiêu hóa của sá sùng

Qua kết quả bảng 3.6 và biểu đồ 3.17 cho thấy thành phần cát trong hệ tiêu hóa của sá sùng chiếm từ 23,9% đến 28,5%, tỉ lệ % của mùn bã hữu cơ chiếm từ

71,5% đến 76,1%.

So sánh giữa 2 bảng 3.2 và 3.6 ta thấy, tỉ lệ cát trong môi trường đáy cao hơn

tỉ lệ của mùn bã hữu cơ, tuy nhiên, trong hệ tiêu hóa của sá sùng thì ngược lại, tỉ lệ

cát thấp hơn tỉ lệ mùn bã hữu cơ. Điều này cho thấy trong quá trình thu nhận thức ăn

của sá sùng có sự chọn lọc trong các thành phần thu nhận là mùn bã hữu cơ hay cát. Bên cạnh đó, thành phần của mùn bã hữu cơ bao gồm: các mảnh vụn hữu cơ,

tảo, xác ấu trùng của các loài động vật phù du, tuy nhiên do xác các loài động vật phù du không còn nguyên vẹn nên tác giả không thể phận loại các loài này. Trong thành phần của mùn bã hữu cơ, chúng tôi đã phân các loại tảo có trong thành phần thức ăn của sá sùng, kết quả được thể hiện qua bảng 3.7:

Bảng 3.7: Các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng trong 6 tháng

Bộ Bộ phụ Họ Chi Loài

CENTRALES DISCINEAE Melosiraceae Melosira 1. M. granulata

2. M. nummuloides 3. M. sulcata

Coscinodisceae Coscinodiscus 4. C. radiatu

5. C. jonesianus;

BIDDULHIOIDEAE Biddulphiaceae Triceratium 6. T. favus

7. T. reticulum;

PENNALES ARAPHIDINEAE Fragilariaceae Fragilaria 8. F.construens

9. F. intermedia

Synedra 10. S.acus

11. S. tabulat 12. S. fulgens;

Tabellariaceae Tabellaria 13. T. fenestrata;

Climacosphenia 14. C.moniligera;

BIRAPHIDINEAE Naviculaceae Navicula 15. N. radiosa

16. N. elegans 17. N.plancentula 18. N.gracilis; Diploneis 19. D. crabro Gyrosigma 20. G. banticum 21. G. spenceri; 22. G. strigile 23. G. acuminatum Pleurosigma 24. P. angulatum 25. P.intermedium 26. P.naviculaceum 27. P. pelagicum Trachyneis 28. T. aspera Amphiprora 29. A. lineolata 30. A. gigantea; Cymbella 31. C. lanceolata 32. C. naviculiformis 33. C. cistula Amphora 34. A. Lineolata 35. A. quadrata 36. A. lineata Pinnularia 37. P.nobilis 38. P. gibba Rhopadolia 39. R. gibba Nitzschiaceae Nitzchia 40. N. closterium 41. N longissima 42. N. nyassensis 43. N. sigma 44. N. Seriata

Surirellaceae Surirella 45. S. javanica 46. S. biseriata

Ở bảng 3.7 này, có 46 loài tảo thuộc 2 bộ Centrales và Pennales, trong đó chủ

yếu là bộ Pennales với 39 loài, và bộ Centrales có 7 loài. So sánh giữa bảng 3.7 với bảng 3.3 và 3.4, ta thấy, hầu hết các loài tảo có trong hệ tiêu hóa của sá sùng đều có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong môi trường trầm tích và môi trường nước, điều này cho thấy, loài sá sùng thu thập thức ăn cả trong môi trường nước và môi trường trầm tích.

Amphora quadrata Cymbella naviculiformis

Diploneis crabro Amphora lineolata

Navicula placentula; Gyrosigma spenceri

3.3.2. Hoạt động bắt mồi của sá sùng

Trong quá trình nuôi sá sùng ở phòng thí nghiệm cũng như theo dõi tại thực

địa, kết quả thu được như sau:

- Khi thủy triều xuống, sá sùng thu nhận thức ăn trong quá trình di chuyển bằng cách đào những đường hầm chui sâu vào trong lòng cát bùn bằng khoang xúc tua, cơ quan xúc giác nằm ở khoang xúc tua, cùng với xúc tua ở đĩa

miệng có nhiệm vụ thu thập thức ăn gồm bùn, cát, động thực vật phù du, có kích cỡ

phù hợp với cỡ miệng. Hoặc nằm một vị trí, nhưng vươn phần khoang xúc tu rất dài

để thu thập thức ăn.

- Khi thủy triều lên, sá sùng ít di chuyển hơn, thường nằm ở một vị trí,

hướng phần vòi (khoang xúc tu) lên trên, và phần vòi di chuyển xung quanh khu vực cư trú, lọc hút các loại động thực vật phù du, các mảnh vụn hữu cơ trôi nổi lơ

lửng. Trong các tài liệu tham khảo, cho thấy sá sùng là loài bắt mồi không chọn lọc. Chúng chỉ tiêu hóa các mảnh vụn hữu cơ, động thực vật phù du, phần còn lại chúng thải ra ngoài theo đường tiêu hóa [11, 46].

3.4. Đặc điểm sinh sản

3.4.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Tuyến sinh dục nằm ở ngay dưới gốc cơ co rút bụng, chúng giữ chức năng

sản sinh ra tế bào mầm. Tế bào này được bảo quản, nuôi dưỡng và chín mùi trong

khoang cơ thể. Tuyến sinh dục cũng không giữ chức năng bảo quản giao tử thành thục. Giao tử thành thục được tích lũy trong xoang thân trước khi phóng ra ngoài.

Chúng được phóng ra ngoài môi trường bởi sự co cơ[44, 52].

Chính vì đặc điểm sinh sản này của chúng mà tuyến sinh dục rất nhỏ và rất khó có thể nhận biết bằng mắt thường.

Nhìn chung, sự phát triển tuyến sinh dục của loài sá sùng Sipunculus robustus

được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn I, giai đoạn II, giai đoạn III và giai đoạn IV [21]. Sự khác nhau giữa các giai đoạn có thể được phân biệt dựa vào đặc điểm riêng của từng giai đoạn.

3.4.1.1. Giai đoạn I

Tuyến sinh dục nhỏ, màu sắc đồng nhất, rất khó phân biệt bằng mắt thường, không phân biệt được đực cái.

Độ phóng đại 100 lần Độ phóng đại 400 lần

Hình 3.18: Tuyến sinh dục giai đoạn I

3.4.1.2. Giai đoạn II (đang phát triển, tiền thành thục): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, kích thước lớn hơn giai đoạn I. Đực cái

được phân biệt bằng các tế bào trứng và tinh sào trong tuyến sinh dục.

Tuyến sinh dục đực: Tuyến sinh dục có màu vàng nhạt, phát triển lan rộng khắp khoang cơ thể nhưng còn ít. Quan sát trên tiêu bản qua kính hiển vi cho thấy tế

bào sinh dục có dạng hình cầu kích thước nhỏ, sắp xếp lại và dính kết với nhau thành từng đám.

Độ phóng đại 100 lần Độ phóng đại 400 lần

Hình 3.19: Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn II

Tuyến sinh dục cái: Tuyến sinh dục có màu vàng nâu. Quan sát trên tiêu bản cắt lát cho thấy tế bào có dạng hình cầu kích thước nhỏ, các tế bào trứng còn

chưa phát triển, nhân chưa rõ ràng.

Độ phóng đại 40 lần Độ phóng đại 100 lần

3.4.1.3. Giai đoạn III (giai đoạn thành thục):

Đây là giai đoạn thành thục, tuyến sinh dục căng phồng. Có màu đặc trưng

cho tuyến sinh dục đực và cái.

Tuyến sinh dục đực: có màu vàng nâu, tuyến sinh dục có kích thước lớn phát triển rộng và kéo dài liên tục trong khoang cơ thể. Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi, chúng tôi thấy các tế bào sinh dục tập trung thành từng búi, khác với giai

đoạn II, giai đoạn III, các tế bào sinh dục đực rời nhau, và tinh trùng bắt đầu rời khỏi các tế bào sinh dục.

Độ phóng đại 100 lần Độ phóng đại 400 lần

Hình 3.21: Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn III

Tuyến sinh dục cái: Buồng trứng phát triển căng phồng, rộng khắp khoang

cơ thể và có màu nâu đỏ. Tế bào sinh dục là các noãn bào đã hoàn thành quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng và có kích thước tối đa. Kết quả quan sát trên kính hiển vi cho thấy các tế bào trứng dạng hình cầu kích thước rất lớn, rời nhau. Sá sùng sẵn

Độ phóng đại 100 lần Độ phóng đại 400 lần

Hình 3.22: Tuyến sinh dục sá sùng cái giai đoạn III

3.4.1.4. Giai đoạn IV:

Đây là giai đoạn sau khi đẻ, buồng trứng xẹp, mềm, trong buồng trứng còn rải rác 1 số trứng giai đoạn II, III. Trong tuyến sinh dục đực nang tinh rời ra hoặc không còn.

Tuyến sinh dục đực (sau khi phóng tinh): có màu vàng nhạt, còn lại ít

trong khoang cơ thể, rời nhau, Quan sát trên kính hiển vi, thấy túi tinh rỗng. Quan sát trên tiêu bản cắt lát, túi tinh giai đoạn này được đặc trưng bởi sự có mặt của các túi rỗng và một số tế bào sinh dục đực còn sót lại.

Độ phóng đại 100 lần Độ phóng đại 400 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến sinh dục cái (sau khi đẻ trứng): Buồng trứng xẹp xuống. Quan sát trên kính hiển vi cho thấy, buồng trứng ở giai đoạn này được đặc trưng bởi sự có mặt của các bào nang rỗng và một số tế bào trứng còn sót lại.

Độ phóng đại 40 lần Độ phóng đại 100 lần

Hình 3.24:Tuyến sinh dục sá sùng cái giai đoạn IV

3.4.2. Giới tính và tỉ lệ đực cái

Tỷ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài, đồng thời chịu sự kiểm soát của môi trường, trong đó nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc giới tính của quần thể. Sự cân bằng đực cái đảm bảo sức sống cho thế hệ sau tốt hơn

vì ở đây đã tạo nên sự kết hợp chéo các đặc tính di truyền và làm giàu vốn gen [20].

Sipunculus robustus là loài phân tính đực cái được phân biệt rõ ràng dựa trên đặc

điểm, màu sắc của tuyến sinh dục. Tuy nhiên, đối với giai đoạn I thì không phân biệt

được giới tính, và màu sắc tuyến sinh dục ở giai đoạn này là giống nhau.

Từ giai đoạn II trở đi, thì phân tích đực cái trở nên rõ ràng và có thể phân biệt qua màu sắc tuyến sinh dục.

Sá sùng đực: màu sắc của tuyến sinh dục là màu vàng nâu. Sá sùng cái: màu sắc của tuyến sinh dục là màu nâu đỏ.

Cá thể cái Cá thể đực

Hình 3.25: Màu sắc tuyến sinh dục

Trong thời gian thu mẫu (6 tháng), tổng số mẫu thu được 231 mẫu và kết quả phân tích giúp xác định được tỉ lệ đực cái, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8 : Biến động tỷ lệ đực, cái trong 6 tháng Sá sùng đực Sá sùng cái Không xác định ♂:♀ Tháng ∑mẫu N % N % N % Tỷ lệ♂:♀ 12 43 6 13,95 18 41,86 19 44,19 0,33:1 1 34 2 5,88 5 14,71 34 79,41 0,25:1 2 46 12 26,09 16 34,78 18 39,13 0,75:1 3 35 15 42,86 18 51,43 2 5,71 0,84:1 4 40 30 75 10 25 0 0 3:1 5 33 15 45,45 18 54,55 0 0 0,82:1 Tổng 231 80 34,63 85 36,80 73 28,57 0,94:1

Hình 3. 26: Cấu trúc giới tính của sá sùng qua các tháng.

Hình 3.27 : Cấu trúc giới tính của sá sùng trong 6 tháng.

Qua bảng 3.8 và hình 3.27; hình 3.28, ta nhận thấy như sau: Tỷ lệ đực cái

không đồng đều và thay đổi theo các tháng. Trong đó, tháng 1 là tháng có tỉ lệ đực cái thấp (♂: 5,88%; ♀: 14,71%; KXĐ♂:♀: 79,41%), tháng 2 và tháng 3 là các tháng

mà cấu trúc giới tính của sá sùng trong tháng khá cân bằng (tháng 2: ♂: 26,09%; ♀: 34,78%; KXĐ♂:♀: 39,13%; tháng 3 ♂: 42,86%; ♀: 51,43%; KXĐ♂:♀: 5,71%), tuy nhiên từ tháng 4 và tháng 5 cấu trúc giới tính có sự thay đổi, trong 2 tháng này chỉ

có giới tính đực và cái lần lượt có tỉ lệ như sau như sau: tháng 4 (♂: 75%; ♀: 25%);

tháng 5( ♂: 45,45%; ♀: 54,55%). Qua tỉ lệ đực cái của các tháng, ta thấy có sự

chênh lệch rõ ràng giữa các tháng, nhất là tháng 4, sự chênh lệch có tỉ lệ♂:♀ là 3:1. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thu mẫu ngẫu nhiên. Tuy nhiên, cấu trúc giới tính trong 6 tháng không có sự mất cân bằng lớn, điều này được thể hiện rất rõ qua hình 3.28 và tỉ lệ đực cái trong 6 tháng là 0,94: 1, tỉ lệ này phù hợp với tỉ lệ đực cái của một số loài thủy sản khác.

3.4.3. Kích thước thành thục lần đầu

Kích thước thành thục sinh dục là một đặc điểm thích nghi của loài, song cũng có những cá thể phát dục sớm hoặc muộn hơn so với các cá thể khác trong cùng một lứa tuổi của quần thể. Việc xác định chính xác kích thước tham gia sinh sản của loài có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý việc khai thác các đối

tượng này.

Kích thước thành thục sinh dục lần đầu là nhóm kích thước nhỏ nhất mà các cá thể có tuyến sinh dục đang phát triển ở giai đoạn III chiếm tỷ lệ ≥50% trên tổng số mẫu thu được [12].

Bảng 3.9: Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm kích thước Nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kích thước

Chiều dài

thân Số mẫu Số cá thể thành thục SD Tỉ lệ thành thục (%) Nhóm 1 7,2 – 10,2 12 7 58,33 Nhóm 2 10,3 – 13,3 31 16 51,61 Nhóm 3 13,4 – 16,4 47 26 55,32 Nhóm 4 16,5 – 19,5 64 21 32,81 Nhóm 5 19,6 – 22,6 57 13 22,81 Nhóm 6 22,7 – 25,7 14 3 21,43 Nhóm 7 25,8 – 28,8 4 1 25 Nhóm 8 28,9 – 31,9 2 0 0

Hình 3.28: Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm kích thước.

Bảng 3.9 và hình 3.29 cho thấy Sipunculus robustus thành thục sinh dục lần

đầu ngay ở nhóm kích thước nhỏ nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,2 -

10,2cm. Trong đó, con nhỏ nhất chúng tôi bắt gặp là 7,2 cm, với tỷ lệ các cá thể chín mùi sinh dục đạt 58.33%. Điều này chứng tỏ, sá sùng thành thục sinh dục tương đối sớm. Tỷ lệ chín mùi sinh dục ở các nhóm chiều dài thân 7,2-10,2cm; 10,3-13,3cm; 13,4-16,4cm; lần lượt là 58,33%; 51,61%; 55,32%;

Vì vậy, trong nghiên cứu này, có thể khẳng định nhóm kích 7,2-10,2cm là

kích thước thành thục sinh dục của Sipunculus robustus ở vùng triều ven biển Cam Ranh - Khánh Hòa.

Tuy nhiên, vì điều kiện thu mẫu chỉ có từ tháng 12 đến tháng 6 nên chúng tôi không thể xác định được chính xác kích thước thành thục lần đầu của Sipunculus robustus (có thểở nhóm kích thước nhỏ hơn nữa) nên cần phải có những nghiên cứu

3.4.4. Sức sinh sản

Trong thời gian thu mẫu, có 56 cá thể cái ở giai đoạn thành thục, và kết quả

phân tích trên 56 cá thể đã xác định được sức sinh sản tuyệt đối và tương đối trung bình của Sá sùng trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.10 (phụ lục 6)

Bảng 3.10: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối trung bình của

Sipunculus robustus Sức sinh sản Số mẫu (n) Số lượng trứng Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/g cơ thể) 56 743.182÷4.740.948 2.121.367±857.741 Sức sinh sản tương đối (trứng/g cơ thể) 56 75.485÷209.788 120.777±31.531

Ghi chú: Số liệu được trình bày là:

ĐLC TB GTLN GTNN ± ¸

Bảng 3.10 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của sá sùng có sự chênh lệch rất lớn giữa các cá thể. Sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng 743.182÷4.740.948. Trung bình là 2.121.367 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 75.485÷209.788. Trung bình là 120.777 trứng/g cơ thể.

Sức sinh sản tuyệt đối thấp nhất của Sipunculus robustus đạt giá trị là 743.182 trứng, và sức sinh sản tuyệt đối cao nhất đạt giá trị hơn 4.740.948 trứng/cá thể. Chính vì sự chênh lệch này, dẫn đến độ lệch chuẩn sức sinh sản tuyệt đối của Sipunculus robustus lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể giải thích là do quá trình thành thục sinh dục không đồng đều giữa các cá thể, ngay cả trong buồng trứng của một cá thể cũng có các giai đoạn phát triển khác nhau và kéo dài trong mùa sinh sản.

Và điều này được thể hiện rõ trong quá trình phân tích mẫu, khi xem trên kính hiển vi cũng nhưng trên mẫu mô tuyến sinh dục cái. Chúng tôi thấy có nhiều giai đoạn của

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm DINH DƯỠNG , SINH sản của sá SÙNG (sipunculus robustus kerstein, 1865) tại VÙNG TRIỀU VEN BIỂN CAM RANH – KHÁNH hòa (Trang 42 - 76)