QUY TRÌNH KIỂM TRA – KIỂM ĐỊNH VÀ NGHIỆM THU HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu DỰ án xây DỰNG mới BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực THỦ đức TP HCM (Trang 43 - 45)

A. Quy trình kiểm tra thử nghiệm:

1. Yêu cầu chung:

- Toàn bộ hệ thống được lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm đúng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu , kết hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 8022 (ISO 7396)

- Trong quá trình lắp đặt và trước khi đưa vào hoạt động, hệ thống khí y tế trung tâm phải được kiểm tra, thử nghiệm để xác minh rằng độ an toàn và hiệu năng của hệ thống đều hoàn hảo.

- Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện bởi người lắp đặt với sự tham dự của chủ đầu tư, Ban QL và đơn vị giám sát. Môi chất trong một số thử nghiệm về áp suất được sử dụng là khí Nitơ hoặc CO2 (khơng dùng oxy cho thử nghiệm).

- Mời cơ quan chức năng của nhà nước xuống kiểm định và cấp giấy phép xác nhận chất lượng trước khi hệ thống và hoạt động

- Thử nghiệm toàn hệ thống được tiến hành khi hệ thống đã lắp đặt hoàn chỉnh.

- Trong giai đoạn thử nghiệm này mơi chất thử chính là chất hoạt động. Ví dụ đường ống oxy sẽ thử nghiệm với khí oxy, khí nén sẽ thử nghiệm với khí nén.v.v…

- Khi kết quả thử nghiệm này đạt có nghĩa là hệ thống đã sẵn sàng đưa vào hoạt động

B. Quy trình chạy thử:

1. Chạy thử từng hệ thống: Hệ thống được chạy thử từng giai đoạn, từ trung tâm  ngõ ra.

2. Vận hành giả lập toàn hệ thống: Vận hành tồn hệ thống và giả lập như đang có bệnh nhân sử dụng.

C. Hồn cơng cơng trình:

- Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh và nghiệm thu sơ bộ, đơn vị thi công sẽ tiến hành lập bản vẽ hồn cơng một cách chính xác để tránh trường hợp làm hư hỏng và phục vụ công tác quản lý vận hành cũng như bảo trì sau này.

VIII: KẾT LUẬN

Hệ thống khí y tế trung tâm của bệnh viện được thiết kế theo:

- Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống khí y tế: ISO 7396-1 (Châu Âu), hướng dẫn thiết kế HTM 02- 01

- Các tiêu chuẩn tham khảo khác:

+ Tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0038:2005;

+ Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0039:2005;

+ Tiêu chuẩn thiết kế-khoa chẩn đốn hình ảnh, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0040:2005;

+ TCXDVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế;

+ TCVN 4470-2012-Bệnh viện đa khoa - Yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 8022-1:2009 (ISO 7396-1:2007) Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí y tế và chân khơng;

+ TCVN 8022-2:2009 (ISO 7396-2:2007) Phần 2: Hệ thống xử lý thải khí gây mê;

+ TCVN 7742-2007 – Hệ thống làm giàu oxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế. Hệ thống khí y tế trung tâm của bệnh viện Bệnh viện được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển hiện đại hóa đáp ứng tốt nhất cho việc khám chữa bệnh; phù hợp với xu thế chung của các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng cơ sở hạ tầng của một bệnh viện mới ở nước ngoài cũng như ở trong nước.

Thiết kế và dự toán xây dựng lắp đặt hệ thống khí y tế trung tâm của Bệnh viện bao gồm các hệ thống khí trung tâm:

a) Hệ thống khí oxy trung tâm (ký hiệu: O2)

b) Hệ thống khí nén 4 bar trung tâm (ký hiệu: A4)

c) Hệ thống khí nén 7 bar trung tâm (ký hiệu: A7)

d) Hệ thống hút trung tâm (ký hiệu: V)

e) Hệ thống khí CO2 trung tâm (kí hiệu: CO2)

f) Hệ thống khí N2O trung tâm (kí hiệu: N2O)

g) Hệ thống hút khí gây mê (kí hiệu: AGSS)

Được thiết kế đồng bộ với mục đích có thể xây dựng lắp đặt cùng một thời điểm cả hệ thống khí hoặc có thể triển khai từng hệ thống một, chia ra từng giai đoạn tùy theo khả năng của nguồn kinh phí cho phép mà khơng ảnh hưởng tới tính đồng bộ về thiết kế của hệ thống này.

Một phần của tài liệu DỰ án xây DỰNG mới BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực THỦ đức TP HCM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w