Thí nghiệm xử lý cá bằng phương pháp ngâm Hormone Diethylstilbestrol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng (anabas testudineusbloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn hormone diethylstilbestroltại trại thực nghiệm ninh phụng (Trang 28 - 98)

Trứng cá rô đồng được ấp trong bể composite 1m3 sau khi sử dụng hết noãn hoàng thì đưa xuống giai ương. Giai đã chuẩn bị sẵn, kích thước giai (1m x 1m x 1m) Trong 6 ngày đầu cho ăn tròng đỏ trứng gà nghiền kỹ và hòa vào trong nước + 100g “milkfish” sử dụng cho 10.000 cá bột. Cá rô đồng được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7:30, 10:30, 14:30, 17:00 giờ hàng ngày. Khi cá đến ngày thí nghiệm thì vớt lên cho vào bể, thể tích nước bể thí nghiệm (Vnước = 200 lít) có pha Hormone DES, ở 3 nồng độ khác nhau (2,0; 4,0 và 6,0) mg/l và ở 3 ngày ngâm khác nhau, mỗi bể ngâm 1000 con, (mật độ 5 con/l) sau khi ngâm rồi dùng vợt vớt ra cho vào xô nước chuyển ra giai ương. Hormone DES trước khi pha vào nước thì được hòa tan trong 100ml cồn 96%được sục khí cho bay hơi hết nồng độ cồn.

2.6.2 Thí nghiệm xử lý cá bằng phương pháp cho ăn Hormone Diethylstibestrol

Cá bắt đầu sử dụng hết noãn hoàng thì dùng vợt vớt cá chuyển xuống giai ương, kích thước giai (1m x 1m x 1m). Khi cá đến ngày thí nghiệm thì vớt qua giai khác, mỗi giai 4.000 con.

Thí nghiệm được bố trí gồm 3 nồng độ DES khác nhau (40, 60 và 80) mg/kg thức ăn, Thành phần thức ăn gồm bột “milkfish”, Vitamine C và DES. Các thành phần này được pha trộn như sau: trộn 10g Vitamine C vào 1 kg bột “milkfish”. Hòa tan (40, 60, 80) mg DES vào 0,5 lít cồn Etanol 96% và lắc cho Hormone tan đều trong cồn, trộn đều lượng cồn đã hòa tan Hormone vào trong hỗn hợp bột “milkfish”, để hong khô nơi thóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 40 - 500C. Sau khi khô thức ăn được bảo quản và cho ăn trong vòng hai tuần.

Trong 3 ngày đầu cho ăn tròng đỏ trứng gà nghiền kỹ và hòa vào trong nước + 100g “milkfish” sử dụng cho 10.000 cá bột. Cá được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7:30, 10:30, 14:30, 17:00giờ hàng ngày.

2.7. Chăm sóc và quản lý.

Trong quá trình ngâm cá, thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, kiểm tra cá để xi phong tránh ô nhiễm nước, sục khí vừa và nhỏ 24/24 giờ trong suốt thời gian ngâm.

Sau khi ngâm, cá thí nghiệm và cá đối chứng được ương nuôi với chế độ dinh dưỡng như nhau. Cá được cho ăn 4 lần/ngày vào các thời gian 7:30, 10:30, 14:30, 17:00 giờ. Lượng thức ăn hàng ngày được phối hợp như sau: Cho ăn 5 ngày đầu là 10 – 15 g/10.000 cá bột, cho ăn 5 ngày tiếp theo dùng 20 – 25g, ngày thứ 11 – 15 dùng 30 – 50 g, ngày thứ 16 – 21 dùng 60 – 70 g và ngày thứ 22 – 28 dùng 70 – 100 g. Khẩu phần ăn hàng ngày tùy thuộc vào sức ăn của cá.

Từ ngày 11 đến 15 thì thức ăn dùng cho cá giống như 10 ngày đầu nhưng thay 50% lượng “milkfish” bằng bột cá lạt nghiền mịn và rây qua nhiều lần. Từ ngày thứ 15 trở đi thì thay hoàn toàn “milkfish” bằng bột cá sau khi rây kỹ.

Khi cá hơn 30 ngày tuổi thì số lần cho ăn giảm xuống còn 2 - 4 lần/ ngày

Hình 2.7: Giai ương nuôi thí nghiệm Hình 2.8: Bể thí nghiệm ngâm Hormone

2.8. phương pháp xác định các yếu tố môi trường.

Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thủy ngân, thang 100oC với độ chính xác 1oC. pH: Xác định bằng test pH. Độ chính xác 0,3.

Oxy hòa tan: Xác định bằng test Oxy Xác định độ trong bằng đĩa sechi (cm)

Độ sâu đo bằng thước đo được cắm cố định dưới ao (cm). Màu nước quan sát bằng mắt thường

Xác định khối lượng cá bằng cân điện tử Excell có độ chính xác 0,1 mg

2.9. Phương pháp kiểm tra giới tính cá.

Cá sau khi nuôi được ba tháng tuổi, tiến hành thu mẫu đại diện của mỗi lô thí nghiệm 30 con/giai để giải phẩu tuyến sinh dục. Giới tính của cá rô đồng được quan

sát dưới kính hiển vi độ phóng đại (10x) sau khi nhuộm tuyến sinh dục bằng thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin.

A B

Hình 2.8 : Mẫu tuyến sinh dục cá rô đồng cái (A) và cá đực (B) khi quan sát qua kính hiển vi.

Cá cái: mẫu tuyến sinh dục có các đường tròn tương đối lớn không đều nhau

bắt màu hồng đỏ.

Cá đực: Mẫu tuyến sinh dục có các chấm đều nhau bắt màu đỏ đậm của

thuốc nhuộm.

2.10. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong thí nghiệm.

Các công thức tính:

TN: Số cá cái của thí nghiệm thu được IL: Tổng số cá kiểm tra

Tỷ lệ cái hóa do xử lý hormon.

DC: Số cá cái của đối chứng (không được xử lý Hormone) TL : Số cá đực đối chứng

AC: Số cá ban đầu CT: Số cá chết do ngâm Tỷ lệ cái hóa (%) = TN- DC TL X 100 % Tỷ lệ cái (%) = TN IL X 100 % Tỷ lệ sống khi ngâm (%) = AC - CT AC X 100 %

BD: Số cá còn lại sau khi ương MN: Số cá đưa vào ương * Hiệu suất cái hóa:

Hiệu suất cái hóa = Tỷ lệ cái hóa X Tỷ lệ sống khi ương

2.11. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

+ Phân tích ANOVA được áp dụng để đánh giá, so sánh các chỉ số tỷ lệ chuyển đổi giới tính, tăng trưởng, tỷ lệ sống … giữa các lô thí nghiệm.

+ Phần mềm thống kê SPSS, 15.0. Excel, được sử dụng để phân tích số liệu nghiên cứu.

Tỷ lệ sống khi ương (%) = BD

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nhiều công trình đã nghiên cứu chuyển đổi giới tính của một số loài cá đã chứng minh rằng Hormone sinh dục có ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa giới tính của một số loài cá. Gallien, (1959) cho rằng ở cá sự phát triển tuyến sinh dục còn nhỏ chưa ổn định giới tính có thể đi ngược chiều với hướng quy định các gen giới tính nếu được tác động bởi các yếu tố bên ngoài (trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2003). Cũng như nhận định của Yamamoto, (1969) rằng với liều lượng thích hợp, việc xử lý Hormone thích hợp lên sự phát triển của cá thể mới nở, giai đoạn tuyến sinh dục chưa biệt hóa thì có thể tạo được những con đực hay cái chức phận (trích bởi Nguyễn Tường Anh, 2005).

Trong công trình này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm chuyển giới tính cá rô đồng đực sang cá rô đồng cái bằng hai phương pháp: phương pháp ngâm và cho ăn DES . Kết quả được trình bày ở các mục sau:

3.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian ngâm, nhiệt độ (0C), pH, oxy

Bảng 3.1. các yếu tố môi trường trong thời gian ngâm. Các yếu tố môi trường trong thời gian ngâm Thời gian đo môi

trường

Nhiệt độ nước (oC) pH Oxy (mg/l)

Sáng: 7 giờ 25,6 - 27 7,0 - 7,2 2,0 - 3,5

Chiều:14 giờ 30 - 34 7,5 – 8,0 4 – 6,5

Theo bảng 3.1 trong suốt quá trình ngâm Hormone DES các yếu tố nhiệt độ, pH và oxy dao động trong ngày như sau: nhiệt độ nước (25 - 34oC); pH (7,0 - 8,0); oxy (2,0 – 6,5) mg/l. Các giá trị này thích hợp trong điều kiện thí nghiệm cho sự phát triển và tăng trưởng của cá rô đồng.

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng phương pháp ngâm ngâm

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên quá trình cái hóa bằng pp ngâm. Ngày bắt đầu ngâm Nồng độ DES (mg/l) TLS sau khi ngâm 3 ngày (%) (TB±SE) TLS sau khi ương 90 ngày (%) (TB±SE) Tỷ lệ cái (%) (TB±SE) Tỷ lệ cái hóa (%) (TB±SE) ĐC 91,27a ± 2,26 61,70a ± 1,47 45,56a ± 1,93 00 2 88,90a ± 3,34 59,17ab ± 3,82 75,56b ± 1,93 55,03b ± 4,54 4 86,73ab ± 1,55 55,33bc ± 2,02 82,22c ± 1,92 67,40c ± 2,34 9 6 82,97b± 2,04 53,17c ± 4,04 86,67d ± 3,34 75,49d ± 6,31 ĐC 95,00a ± 2,52 64,17a ± 2,75 44,44a ± 1,93 00 2 90,77b ± 1,80 61,00ab ± 3,61 77,78b ± 1,92 59,93b ± 4,33 4 88,30bc ± 2,19 57,00bc ± 3,28 84,44c± 1,93 72,06c ± 2,56 12 6 85,70c ± 0,46 54,17c ± 3,82 87,78c ± 1,92 78,07d ± 2,77 ĐC 97,77a± 0,95 66,17a ± 2,75 44,44a ± 1,93 00 2 94,07ab ± 1,89 64,33ab ± 2,25 75,56b ± 1,93 56,00b ± 2,95 4 89,70bc ± 3,21 59,67bc ± 3,55 83,33c ± 3,34 69,98c ± 5,98 15 6 87,00c ± 4,67 56,83c ± 1,76 88,89d ± 1,92 80,03d ± 3,13

Ghi chú: Giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn (SE). Cùng cột, chữ cái viết kèm bên trên thể hiện sự sai khác: chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa (p>0,05), chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Cá thí nghiệm đều cho kết quả tỷ lệ cái lớn hơn so với cá đối chứng (nồng độ = 0) (p<0,01). Điều này có nghĩa việc đưa DES vào cơ thể cá bằng cách ngâm ở thời gian khác nhau (9, 12, 15) ngày sau khi cá nở và đều có tác động trong việc chuyển đổi giới tính theo hướng cái và có khuynh hướng tăng dần khi tăng nồng độ DES, trong đó nồng độ DES 2 mg/l cho tỷ lệ cái thấp nhất 75,56% và nồng độ 6 mg/l cho tỷ lệ cái cao nhất 88,89% so với tỷ lệ cái đối chứng là 44,44%. Tỷ lệ sống sau khi ngâm 3 ngày thì cá đối chứng và cá thí nghiệm ở nồng độ DES 2 mg/l có tỷ lệ sống cao nhất (97,77%; 94,07%), tiếp đến 4 mg/l chỉ sống (86,73% - 89,70%), nồng độ 6 mg/l là thấp nhất 82,97%. Tỷ lệ sống sau khi ương 90 ngày, lô đối chứng và lô thí nghiệm nồng độ DES 2 mg/l có tỷ lệ sống cao hơn (59,17%; 66,17%), kế tiếp là nồng độ 4 mg/l chỉ sống (53,33% -59,67%), ở nồng độ 6 mg/l là sống thấp nhất 53,17%. Tỷ lệ cái thấp nhất ở nồng độ 2 mg/l là 75,56%, kế đến nồng độ 4 mg/l là (82,22% – 84,44%), tỷ lệ cái cao nhất ở nồng độ 6 mg/l là 88,89%. Tỷ lệ cái hóa ở nồng độ 2 mg/l là thấp nhất 55,03%, kế đến là nồng độ 4 mg/l chỉ đạt (67,40 -

72,06%), ở nồng độ 6 mg/l cho tỷ lệ cái hóa cao nhất 80,03%. Kết quả cho thấy nồng độ DES càng cao thì tỷ lệ chuyển đổi giới tính càng cao và ngược lại tỷ lệ sống càng thấp.

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ngày thứ 9. pháp ngâm ngày thứ 9.

Kết quả từ bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy ở phương pháp ngâm cá rô đồng với nồng độ DES càng cao thì tỷ lệ cái và cái hóa càng tăng và ngược lại tỷ lệ sống càng giảm. Tỷ lệ cái và cái hoá ở nồng độ DES 6 mg/l là cao nhất, đạt (86,67%; 75,49%), nhưng tỷ lệ sống của cá lại thấp nhất: tỷ lệ sống sau khi ngâm và khi ương lần lượt là (82,97%; 53,17%). Tỷ lệ cái và cái hoá ở nồng độ DES 2 mg/l là thấp nhất, chỉ đạt (75,56%; 55,03%), tỷ lệ sống khi ương lại cao nhất, đạt 59,17%. Sự sai khác về tỷ lệ cái và cái hoá và tỷ lệ sống sau khi ương có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

0 61,7 59,17 55,33 53,17 45,56 75,56 82,22 86,67 55,03 67,4 75,49 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐC 2 mg/l 4 mg/l 6 mg/l Nồng độ (mg/l) Tỷ lệ (%) TLS khi ương Tỷ lệ cái Tỷ lệ cái hóa

Hình 3.1: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ở ngày thứ 9.

Như vậy khi ngâm cá rô đồng ở ngày thứ 9 với nồng độ DES 6 mg/l thì cá có tỷ lệ cái hoá là cao nhất 75,49% nhưng tỷ lệ sống lại thấp nhất 53,17%.

Xét về hiệu quả chọn nồng độ DES để thu được tỷ lệ cái hoá cao nhất thì thí nghiệm cho thấy ở ngày ngâm thứ 9 với nồng độ DES là 6 mg/l cho tỷ lệ cái hoá ở rô đồng là tốt nhất 75,49% và tỷ lệ cá cái trung bình là 86,67%.

3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ngày 12. pháp ngâm ngày 12.

Kết quả từ bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy, ở ngày ngâm 12, nồng độ DES càng cao thì tỷ lệ cái hoá càng cao và tỷ lệ sống càng giảm. Cụ thể: tỷ lệ cái và cái hoá cao nhất ở nồng độ DES 6 mg/l đạt (87,78%; 78,07%), thấp nhất ở nồng độ DES 2 mg/l đạt (77,78%; 59,93%). Ngược lại, tỷ lệ sống của cá sau khi ương ở nồng độ DES 6 mg/l là thấp nhất, đạt 54,17% và cao nhất ở nồng độ DES 2 mg/l là 61,00%. Sự sai khác về tỷ lệ sống sau khi ương và tỷ lệ cái hoá có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 61 57 0 64,17 54,17 44,44 77,78 84,44 87,78 59,93 72,06 78,07 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐC 2mg/l 4mg/l 6mg/l Nồng độ (mg/l) Tỷ lệ (%) TLS khi ương Tỷ lệ cái Tỷ lệ cái hóa

Hình 3.2: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ở ngày 12.

Như vậy, ở ngày ngâm 12, tỷ lệ cái hoá cao nhất 78,07% ở nồng độ DES 6 mg/l, tỷ lệ cái cũng cao nhất 87,78%, nhưng tỷ lệ sống lại thấp nhất 54,17%.

Xét về hiệu quả chuyển giới tính cá rô đồng từ đực sang cái thì nồng độ DES 6 mg/l là cho tỷ lệ chuyển giới tính cá cái là cao nhất.

3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ngày 15. phương pháp ngâm ngày 15.

Kết quả từ bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy, ảnh hưởng của nồng độ DES với tỷ lệ cái hoá và tỷ lệ sống sau khi ương giống với kết quả ở ngày ngâm thứ 9 và 12. Tỷ lệ cái và cái hoá cao nhất ở nồng độ DES 6 mg/l đạt (88,89%; 80,03%), với tỷ lệ sống sau ương chỉ đạt 56,83%. Trong khi đó, ở nồng độ DES 2 mg/l có tỷ lệ cái và

cái hoá thấp hơn (75,56%; 56%), tỷ lệ sống lại cao hơn 64,33% Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0 56 66,17 64,33 59,67 56,83 44,44 75,56 83,33 88,89 69,98 80,03 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ĐC 2 mg/l 4 mg/l 6 mg/l Nồng độ (mg/l) Tỷ lệ (%) TLS khi ương Tỷ lệ cái Tỷ lệ cái hóa

Hình 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống, tỷ lệ cái và cái hóa bằng phương pháp ngâm ở ngày 15.

Như vậy, xét về hiệu quả chuyển giới tính của cá rô đồng bởi nồng độ DES thì ở nồng độ 6 mg/l cho kết quả chuyển giới tính cao nhất: tỷ lệ cái hoá là 80,03% và tỷ lệ cái trung bình là 88,89%.

Nhận xét chung: Từ kết quả ở các bảng 3.2, phân tích cho thấy khi ngâm cá rô đồng ở các ngày khác nhau với nồng độ DES càng cao thì tỷ lệ cái và tỷ lệ cái hoá càng cao, ngược lại tỷ lệ sống của cá khi ương lại càng thấp. Nồng độ DES cho tỷ lệ cái và tỷ lệ cái hoá cao nhất ở 6 mg/l. Điều này cũng phù hợp với một số công trình nghiên cứu có liên quan đến chuyển đổi giới tính của Pandian &Varadaraj, (1987) đã kết luận tỷ lệ chết ở loài cá rô phi O. mossambicus khi gia tăng lượng MT. Hay Ridha & Lone (1990) xử lý cá rô phi O. Spirulus với 4 nghiệm thức (0, 30, 50, 70) mg/l đã đi đến kết luận: tỷ lệ sống dường như tỷ lệ nghịch với liều lượng Hormone (trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2003). Cũng theo nghiên cứu của Cagauan và ctv, (2004) thí nghiệm ngâm phôi cá rô phi (O.n) tại thời điểm xuất hiện điểm mắt gần với thời điểm nở trong dung dịch MT ở các mức nồng độ (0,2 – 0,4 – 0,6 – 0,8) mg/l cho tỷ lệ sống cao nhất ở 24 giờ (trích theo Nguyễn Anh Dũng, 2010).

Để so sánh tỷ lệ chuyển giới tính của cá rô đồng ở nồng độ DES 6 mg/l về ngày ngâm nào tốt nhất, chúng tôi tiến hành phân tích sai khác. Kết quả được thể hiện ở (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ DES lên tỷ lệ sống sau khi ương và tỷ lệ cái sau khi ngâm ở nồng độ DES 6 mg/l.

Ngày bắt đầu ngâm cá Ngày 9 Ngày 12 Ngày 15

Tỷ lệ sống sau ương (%) 53,17a ± 4,04 54,17a ± 3,82 56,83a ± 1,76 Tỷ lệ cái (%) 86,67b ± 3,34 87,78b ± 1,92 88,89b ± 1,92

Ghi chú: giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn (SE). Cùng hàng, chữ cái viết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuyển đổi giới tính cá rô đồng (anabas testudineusbloch, 1972) bằng phương pháp ngâm và cho ăn hormone diethylstilbestroltại trại thực nghiệm ninh phụng (Trang 28 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)