CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4 Tiểu kết chƣơng 1
Nhìn chung, để đánh giá chất lƣợng ảnh viễn thám quang học, hiện nay trên thế giới có các phƣơng pháp nhƣ: đánh giá trong phịng thí nghiệm, đánh giá trực tiếp trên quỹ đạo, đánh giá bằng ảnh, đánh giá chéo. Các phƣơng pháp khác đã đƣợc đề xuất nhƣ tự động đánh giá hay dựa trên thuật toán mờ nhƣng các phƣơng pháp này vẫn còn cần phải kiểm nghiệm thêm trên nhiều hệ thống vệ tinh và khả năng ứng dụng cịn hạn chế. Trong đó, phƣơng pháp sử dụng ảnh đƣợc các nhà sản xuất cũng nhƣ các nhà nghiên cứu áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất với các thuật toán và cách tiếp cận khác nhau, tùy theo từng loại vệ tinh.
Về mặt chỉ số, các nghiên cứu thực hiện đánh giá dựa vào các thông số nhƣ: MTF; khoảng cách lấy mẫu mặt đất; độ rộng dải chụp; SNR; dải động bức xạ; mức độ bão hòa. Trong đó hai thơng số SNR, MTF đƣợc sử dụng nhiều nhất vì đây là những thơng số đƣợc xác định dễ dàng; có sự tƣơng đồng giữa thơng số lý thuyết và thực tế chất lƣợng ảnh nhƣ độ phân giải không gian, độ sắc nét, lƣợng thông tin cung cấp. Để xác định SNR, MTF có nhiều phƣơng pháp và có thể chỉ cần dùng ảnh bãi kiểm định không cần các thiết bị đặc thù mà điều kiện Việt Nam hiện nay chƣa có.
Một nhóm thơng số khác ít đƣợc đánh giá hơn là nhóm liên quan đến độ chính xác, gồm có: độ chính xác chỉ hƣớng, độ chính xác định vị, độ chính xác của ảnh trực giao khi sử dụng và không sử dụng điểm khống chế mặt đất. Do các thông số này không chỉ liên quan đến thiết bị chụp ảnh mà còn các phần khác nhƣ tƣ thế vệ tinh, quỹ đạo, hay các mô hình tính tốn, hiệu chỉnh cũng nhƣ độ chính xác của điểm khống chế mặt đất nên ít đƣợc dùng hơn để đánh giá chất lƣợng ảnh hay chất lƣợng thiết bị chụp ảnh.
Hầu hết nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đánh giá chất lƣợng thiết bị thu nhận ảnh đều đƣợc các tác giả của các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển mạnh về công nghệ vệ tinh thực hiện với đầy đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, thông tin về thiết kế hệ thống thu nhận ảnh. Kết quả thu đƣợc mới dừng ở việc đánh giá chất lƣợng của thiết bị thu nhận ảnh so với yêu cầu thiết kế, hoặc thay đổi, cải tiến thuật toán trong việc đánh giá, mà chƣa có liên hệ giữa các kết quả đánh giá này với nhu cầu của ngƣời sử dụng ảnh.
Tại Việt Nam, việc đánh giá chất lƣợng thiết bị thu nhận ảnh còn rất hạn chế, các nghiên cứu liên quan đến chất lƣợng ảnh mới dừng lại ở việc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm ảnh sau khi đƣợc trạm mặt đất thu nhận và xử lý. Chƣa có nhiều cơng bố liên quan đến chất lƣợng ảnh mức thô hơn.
Bản thân hoạt động của thiết bị chụp ảnh có phát sinh nhiệt, dẫn đến việc hệ thống thu nhận ảnh vẫn có tín hiệu vào khi khơng thu nhận ảnh gây ra sai số đƣợc gọi là tín hiệu tối DS; các cảm biến trên thiết bị thu nhận ảnh có mức độ hồi đáp không đồng đều PRNU với cùng một mức năng lƣợng đầu vào cũng gây ra sai số của tín hiệu hữu ích. Do vậy, trƣớc khi sử dụng dữ liệu mức 1A để tính tốn hai thơng số SNR và MTF, cần thực hiện hiệu chỉnh DS, PRNU bằng dữ liệu mức 0.
Trong đề tài này, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng hai thông số SNR, MTF và xây dựng quy trình tính tốn để thực hiện đánh giá chất lƣợng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này trong điều kiện Việt Nam, sẽ sử dụng dữ liệu ảnh mức 0 chụp các bãi kiểm định tự nhiên tại Đại Tây Dƣơng, sa mạc Lybia, sa mạc Algeria và dữ liệu ảnh mức 1A chụp bãi kiểm định nhân tạo tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bãi kiểm định tại Salon de Provence, Pháp.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG ẢNH VIỄN THÁM QUANG HỌC