42
7. TỔNG KẾT
Qua quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm giày thể thao đã đem lại cho nhóm thiết kế những kinh nghiệm thực tế, củng cố, ứng dụng các kiến thức của môn thiết kế và phát triển sản phẩm vào để xây dựng thiết kế một sản phẩm thực tế.
Nhóm thiết kế đã biết cách xây dựng mục tiêu sản phẩm, tập trung thị trường. Thu thập nhu cầu của các khách hàng tiềm năng, từ đó đặt ra các yêu cầu cho sản phẩm cần thiết kế.
Thơng qua q trình nghiên cứu tìm hiểu các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đang có trên thị trường, nhóm đã có thể đánh giá mục tiêu, tập trung vào các thế mạnh hiện có của nhóm để phát triển sản phẩm có thể tối đa hóa khả năng cạnh tranh.
Nhóm đã xây dựng được 3 concept về giày thể thao đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Phân tích, đánh giá để chọn ra một concept tối ưu nhất để triển khai thiết kế cụ thể
Nhóm đã xây dựng, thiết kế mức hệ thống cho concept đã được lựa chọn, khởi tạo các khối modul, xây dựng các khối chức năng, xây dựng lớp hình học thơ, đưa ra được bản vẽ phác thảo của concept.
Tuy nhiên do đây cũng là kiến thức mà nhóm mới tiếp thu nên cịn nhiều chỗ chưa nắm rõ được kiến thức dẫn đến những thiếu sót trong thiết kế sản phẩm. Đồng thời giày thể thao tuy là sản phẩm phổ thông nhưng để tạo ra được một sản phẩm có thể so sánh với các sản phẩm đã có là điều không dễ dàng. Do giới hạn về tài liệu tham khảo, các công nghệ về vật liệu, chế tạo giày khơng được cơng khai dẫn đến khó khăn trong quá trình tìm hiểu và thiết kế sản phẩm. Giày thể thao cũng là đề tài hơi khác với chuyên ngành học của nhóm thiết kế nên nhóm khơng có khả năng đi sâu vào nghiên cứu thiết kế chi tiếp được, đây cũng là hạn chế lớn nhất trong q trình thiết kế. Nhưng nhóm thiết kế đã cố gắng hết sức để tạo ra được cái nhìn khái quát nhất về quá trình thiết kế sản phẩm giày thể thao và nhóm thiết kế hài lịng về điều đó.