- Lưu ý: Zoom cho phép người sử dụng trực tiếp trên nền tảng website, tuy nhiên
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng ứng dụng dạy học trực tuyến Microsoft Teams để dạy
trực tuyến mơn Hóa học 11:
Bên cạnh Zoom, Microsoft Teams hiện đang là ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng. Ngoài những yếu tố tương đồng trong việc tạo cuộc họp trực tuyến như các ứng dụng khác, Microsoft Teams còn có một tính năng vượt trội khác đó là giao bài tập (GV) và nộp bài tập (HS). Đề tài hướng dẫn các bước này như sau:
* Hướng dẫn tạo và giao bài tập ứng dụng Microsoft Teams:
+ Bước 1: Chọn mục Nhóm trên thanh điều hướng bên trái màn hình, sau đó chọn nhóm muốn giao bài tập.
+ Bước 2: Chọn kênh Chung trên giao diện của nhóm.
+ Bước 3: Chọn mục Bài tập trên thanh cơng tại giao diện chung của nhóm. + Bước 4: Nhấn Tạo để mở hộp thoại tạo bài tập.
+ Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị các tùy chọn tạo bài tập như bài tập hiện có, Quiz (Câu đố) hoặc bài tập online trên Teams, để tạo bài tập trực tuyến chọn Bài tập được giao.
+ Bước 6: Tiếp theo nhập thông tin bài tập, đầu tiên là mục Tiêu đề (bắt buộc nhập).
+ Bước 7: Sau đó đến phần mục Hướng dẫn (đề bài). Bạn có thể nhập đề bài ngay trên bảng thông tin (1) hoặc gửi tệp đề bài lên bằng cách nhấn Thêm tài nguyên (2).
+ Bước 8: Trong hộp thoại Thêm tài nguyên, bạn có thể tải tệp từ OneDrive, OneNote, Liên kết, các tệp đã có sẵn trên Teams hoặc tạo Tập tin Mới như Word, PowerPoint hay Excel. Ngồi ra bạn có thể chọn Tải lên từ thiết bị này để tải tệp có sẵn trên thiết bị điện thoại hay máy tính của bạn.
+ Bước 9: Sau khi chọn Tải lên từ thiết bị này (1), bạn có thể chọn tệp cần tải lên (2) và sau đó nhấn Open (3) để hồn tất.
+ Bước 10: Nhấn Hoàn tất để tải lên tệp Hướng dẫn bài tập của bạn.
+ Bước 11: Bạn có thể nhấn Tùy chọn (1) (biểu tượng ...) để mở hộp thoại tùy chọn cấp quyền chỉnh sửa tệp hướng dẫn của bạn. Ví dụ: Học viên không thể chỉnh sửa (2).
+ Bước 12: Đến mục Điểm, bạn có thể nhập số điểm tối đa (1) của bài tập hoặc thêm bảng tiêu chí đánh giá (2).
+ Bước 13: Chọn Khung tiêu chí đánh giá mới để tạo bảng tiêu chí trực tuyến trên Teams.
+ Bước 14: Đầu tiên nhập tiêu đề (1), sau đó nhập tiêp chí đánh giá và mơ tả của tiêu chí đó (2), cuối cùng nhấn Đính kèm (3).
+ Bước 15: Ngồi ra bạn có thể chọn tiêu chí đánh giá theo điểm bằng cách nhấn chọn bên mục Điểm (1), sau đó nhập miêu tả đánh giá (2) và cuối cùng chọn Đính kèm (3).
+ Bước 16: Chọn lớp giao bài, mặc định của Teams sẽ tự động gán mục Giao bài cho tất cả học viên trong nhóm mà bạn đang tạo bài tập.
+ Bước 17: Tiếp theo đến cài đặt hạn bài tập, bạn có thể chọn ngày và thời gian đến hạn trên bảng hình dưới. Ngồi ra để cài đặt quyền nộp bài trễ cho bài tập này, nhấn Chỉnh sửa.
+ Bước 18: Nếu bạn cho phép học viên nộp bài trễ, hãy nhấn chọn mục Lên lịch để giao trong tương lai và cài đặt thời gian đăng / hết hạn của bài tập.
+ Bước 19: Nhấn bật mục Ngày đóng (1) để khi đến hạn hệ thống sẽ tự động đóng bài, khơng cho phép các thành viên nộp trễ, sau đó nhấn Hồn tất (2).
+ Bước 20: Cuối cùng bạn nhấn Giao để kết thúc việc tạo bài tập cho nhóm bạn. Học viên sẽ được thông báo về bài tập mới trong ngày mà bạn đã chỉ định và thông báo kết nối đến bài tập này sẽ đăng trong kênh mà bạn đã chọn.
* Hướng dẫn chấm điểm trên ứng dụng Microsoft Teams:
+ Bước 1: Tại giao diện chung của lớp, chọn mục Bài tập, tiếp theo tại mục bài tập đã tạo của lớp, xem trạng thái nộp bài của các thành viên (1), sau đó nhấn vào bài tập của lớp (2).
+ Bước 2: Chọn học sinh đã gửi bài để chấm (1), tiếp theo nhập lời phê về bài tập vào phần Feedback (2), dựa theo các tiêu chí đánh giá đã tạo khi giao bài tập, nhập số điểm vào mục Points (Điểm) (3), cuối cùng nhấn Return (Trả bài) (4).
* Hướng dẫn làm và nộp bài trên ứng dụng Microsoft Teams:
Bước 1: Trong giao diện chung của lớp học, chọn Bài tập (1) để mở hộp thoại bài tập của lớp. Tiếp theo nhấn Tùy chọn tệp (biểu tượng ...) để thực hiện xem trên Teams hoặc tải về để xem.
+ Bước 2: Tiếp theo chọn bài tập mà giáo viên giao.
+ Bước 3: Chọn Add work (Thêm bài làm) để tải bài làm của bạn lên.
+ Bước 4: Tại hộp thoại tải file, bạn có thể chọn tải lên từ OneDrive, New File (Tạo tệp mới) hoặc Link (Gán liên kết bài tập). Nếu bạn lưu bài trên thiết bị của bạn, chọn Upload from this device.
+ Bước 5: Chọn tệp bài tập muốn tải lên (1), sau đó nhấn Open (2). + Bước 6: Sau khi tải tệp lên, nhấn Done (Hồn tất).
Hình 24: Giao diện ứng dụng Microsoft Teams . 4. Hiệu quả sáng kiến
Qua q trình giảng dạy mơn Hóa học lớp 11, tơi thường xun áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy, kết quả thu về là tín hiệu đáng mừng cho việc mạnh dạn thay đổi và áp dụng trong q trình DHTT của tơi:
- Tiết học sôi nổi hơn, HS hứng thú hơn với bài học mơn Hóa.
- HS tham gia tích cực, nghiêm túc các hoạt động học tập mà GV tổ chức.
- Đặc biệt, HS nắm được kiến thức, hệ thống hóa được kiến thức đã học và kiến thức khoa học các môn liên quan nhằm vận dụng vào việc giải các bài tập, nhiệm vụ học tập.
Để có căn cứ điều chỉnh và áp dụng các biện pháp vừa trình bày, tơi đã tiến hành khảo sát thực tế đối với HS các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy và áp dụng biện pháp. Cụ thể như sau:
+ Quy trình khảo sát: Trước và sau khi áp dụng các biện pháp. + Đối tượng khảo sát: HS Khối 11 (285 HS)
+ Nội dung khảo sát: Kết quả học tập của HS. Kết quả thu về như sau:
Xếp loại Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp
SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ
Tốt 31 10,87% 63 22,10 %
Khá 47 16,49% 101 35,44 %
Trung bình 136 47,72 % 107 37,54 %
Kém 0 0 0 0
Bảng 2: Khảo sát sự kết quả học tập mơn Hóa học 11 của HS trước và sau khi áp dụng các biện pháp.
Nhìn vào bảng kết quả trên có thể thấy, kết quả học tập của HS lớp 11 có sự khác biệt rõ rệt. Trước khi áp dụng các biện pháp tỷ lệ HS đạt kết quả học tập tốt 10,87%, đặc biệt có đến 24,92% HS đạt kết quả yếu. Sau khi áp dụng các biện pháp, tỷ lệ HS đạt kết quả tốt tăng lên rõ rệt, tốt đạt 22,10%; khá tăng lên 35,44% và đặc biệt HS đạt kết quả học tập yếu còn khơng đáng kể 4,92%. Như vậy có thể thấy, kết quả thu về là tín hiệu ban đầu đáng mừng cho việc mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của tôi.