Kết luận và kiến nghị: 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu CÔNG tác PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG với GIA ĐÌNH và BAN đại DIỆN CHA mẹ học SINH TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG CHĂM sóc GIÁO dục TRẺ tại TRƯỜNG mầm NON VĨNH CHÂU a, HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 27 - 31)

4.1 Kết luận:

Để nhà trường hoạt động được thuận tiện, góp phần chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn trong công tác quản lý. Bản thân tôi nhận thấy phải tự học nâng cao trình độ cho bản thân và học hỏi từ đồng nghiệp đi trước, thầy cơ để có kiến thức và kỹ năng cần thiết trong cơng tác làm quản lý của mình.

Tuy nhiên bản thân phải nắm vững tư tưởng chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật nhà Nước về công tác giáo dục và đào tạo nhằm phục vụ tốt công tác phối hợp với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương tạo uy tín trong cộng đồng. Muốn làm được điều đó khơng thể tách rời cơng tác xây dựng và phát triển mối quan hệ của Hiệu trưởng nhà trường với cha mẹ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng là vấn đề không thể thiếu trong công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng tại trường học nói chung và trường Mầm non nói riêng mà tơi nhận thấy được vì: Trẻ ở tuổi Mầm non cịn rất nhỏ, trẻ như một tờ giấy trắng - người lớn vẽ như thế nào thì lớn lên trẻ sẽ hưởng được bức tranh như thế; Nên việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, gia đình là rất quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ.

Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ có tác dụng rất lớn trong việc ni dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường. Vì làm tốt điều này sẽ tạo được sự đồng thuận, mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc ni dưỡng, chăm sóc và phương pháp giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà; Tránh được sự mâu thuẫn về cách chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen, nhân cách tốt cho trẻ.

Để làm tốt được điều này, là Hiệu trưởng tôi phải từng bước cải tiến công tác phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh sau cho có sự gắn kết chặt chẽ, tạo được lịng tin ở phụ huynh. Vì vậy Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của gia đình trẻ và ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ; Tổ chức tốt các hội nghị, nhất là Hội nghị cha mẹ trẻ đầu năm, tìm hiểu và trực tiếp tham gia giới thiệu nhân sự vào Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh phải là người am hiểu về giáo dục, về cơng việc của trường, có kinh nghiệm và lịng nhiệt huyết với cơng tác nhà trường, có kiến thức về ni dạy con và đặc biệt là khả năng truyền đạt đến mọi người và được mọi người yêu mến và làm theo thì càng tốt hơn.

Cải tiến về sự nhìn nhận ở phụ huynh bằng cách đi vào chiều sâu của chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục tại trường. Ngồi ra hiệu trưởng xây dựng một tập thể đồn kết, vững mạnh, có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với trẻ đối với công việc chung. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; Luôn phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với cha mẹ trẻ; Luôn tôn trọng, lắng nghe những ý kiến góp ý chân thành của phụ huynh giúp có lợi cho việc chung của nhà trường và cũng từ đó sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường ngày một tốt hơn giúp hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ tại trường ngày càng thuận lợi hơn.

Để đạt được thành cơng phải trải qua một q trình nỗ lực, phấn đấu rất vất vả của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường Mầm non Vĩnh Châu A, tơi nhận thấy rằng với lịng u nghề, nhiệt huyết, cố gắng của tập thể giáo viên đã từng bước nâng cao công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh. Đây cũng là bước khởi đầu cho những kết quả mà tôi tin rằng những năm học tới đây sẽ gặt hái được nhiều thành công.

4.2. Kiến nghị:

Đối với phòng GD&ĐT huyện Tân Hưng thường xuyên mở lớp tuyên truyền viên giúp giáo viên hiểu biết thêm về kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục được phụ huynh hơn. Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất giúp giáo viên thuận lợi trong việc dạy và học.

Đối với chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo các ban ngành trong xã làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục, giúp mọi người hiểu về tầm quan trọng của giáo dục, mỗi người góp phần nhỏ bé của mình xây dựng giáo dục xã nhà ngày một phát triển hơn. Giúp mọi người hiểu rằng: "đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang tính chiến lược và lâu dài". Hội khuyến học của xã phải hoạt động mạnh mẽ, quan tâm đến học sinh có hồn cảnh khó khăn. Địa phương cần phối hợp chặc chẽ với nhà trường trong công tác điều tra trẻ và vận động trẻ ra lớp. Từ đó giúp con em trong địa bàn xã được đến trường ngày càng nhiều hơn.

Đối với cha mẹ trẻ cần quan tâm việc học của con em hơn, nên dành ít thời gian bên trẻ để cùng trẻ "Rèn thói quen tốt".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ Trường Mầm Non. 2. Chỉ thị số 71/CT-BGDĐT tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên...

3. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4. Trường Cán bộ QLGD TpHCM, Tài liệu chuyên đề 13 xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường mầm non, lưu hành nội bộ

5. Luật giáo dục số: 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 6. Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019

7. Tài liệu bồi dưỡng hè cho CBQL và giáo viên tập huấn công tác truyền thông và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm (tháng 06/ 2014).

Phụ lục 6

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

Họ và tên học viên: Trần Thị Y Vông

Lớp Bồi dưỡng CBQL: Lớp CBQL MNTH Long An năm 2021

Khoá: 2021

Tên đề tài: Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường Mầm non Vĩnh Châu A, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, năm học 2021-2022.

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

1-Nhận xét và đánh giá về lý do chọn đề tài (tối đa 1.0 điểm)

Nhận xét Điểm

2-Nhận xét và đánh giá về phần phân tích tình hình thực tế (tối đa 4.0 điểm) 3-Nhận xét và đánh giá về phần kế hoạch hành động

(tối đa 3.5 điểm)

4-Nhận xét và đánh giá về phần kết luận và kiến nghị (tối đa 1.0 điểm) 5-Nhận xét và đánh giá về

hình thức trình bày (tối

đa 0.5 điểm)

Nhận xét và đánh giá chung (điểm số, chữ)

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

Một phần của tài liệu CÔNG tác PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG với GIA ĐÌNH và BAN đại DIỆN CHA mẹ học SINH TRONG VIỆC NUÔI DƯỠNG CHĂM sóc GIÁO dục TRẺ tại TRƯỜNG mầm NON VĨNH CHÂU a, HUYỆN tân HƯNG, TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)