Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT học PHẦN tên học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 111 - 137)

3. Phương pháp nghiên cứu, học tập

3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế

2018)

3.2.1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội 1986- 1996

a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1986-1990

* Quá trình chuẩn bị:

- Đại hội VI của Đảng được chuẩn bị từ năm 1984.

- Tháng 5/1986, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V thơng qua dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ nhất.

- Ngày 10/7/1986, Tổng bí thư Lê Duẩn qua đời.

- Tháng 7/1986, sau khi sơ bộ tổng hợp ý kiến đóng góp cho Đại hội, Bộ Chính trị nhận thấy dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ nhất chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; chưa rút ra được những bài học cơ bản từ thực tế xây dựng CNXH; chưa đề ra được nội dung đổi mới về kinh tế để có thể làm chuyển biến tình hình.

- Tháng 8/1986, Hội nghị Bộ Chính trị và Ban bí thư đã thảo luận kỹ ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ: cơ cấu kinh tế, cải tạo XHCN, cơ chế quản lý kinh tế.

 Phương hướng cơ bản để tháo gỡ được đề ra tại Hội nghị là giải phóng năng lực sản xuất hiện có, khai thác và phát huy mọi tiềm năng của đất nước để phát triển mạnh mẽ lực lực lượng sản xuất. Chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong hơn 10 năm qua về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư…, chúng ta muốn đi nhanh nhưng thực tế đã đi đường vòng, gây thêm cho mình những khó khăn mới và lãng phí thời gian, làm cho chặng đường đầu tiên bị kéo dài.

- Về cơ cấu kinh tế:

+ Sai lầm: chủ quan, nóng vội, quy mơ q lớn, nhịp độ quá nhanh trong xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất  làm cho sản xuất trong 5 năm gần đây hầu như giẫm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất khơng ngừng tăng lên, tình hình kinh tế-xã hội ngày càng khơng ổn định, từ đó, chậm giải quyết vấn đề cơ bản là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo nguồn hàng lớn cho xuất khẩu.

+ Hội nghị chủ trường điều chỉnh lớn trên cơ sở bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển cơng nghiệp nhẹ.

 Chuyển hướng là việc rất khó khăn, địi hỏi phải đổi mới cách suy nghĩ và cách làm, dám thừa nhận và thay đổi các sai lầm trước đây của chính mình, dũng cảm xử lý những phức tạp nảy sinh trong quá trình chuyển hướng và điểu chỉnh.

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Nguyên nhân vì chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo XHCN là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục suốt thời kỳ quá độ lên CNXH nên đã xảy ra những khuyết điểm nóng vội, chạy theo hình thức. Quy luật này địi hỏi:

+ Cải tạo quan hệ sản xuất cũ ở một nước từ sản xuất nhỏ đi lên, trình độ xã hội hóa cịn thấp, phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp, phải qua những bước trung gian quá độ từ thấp lên cao và từ nhỏ đến lớn, làm cho quan hệ sản xuất ln phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

+ Đặc trưng thời kỳ quá độ là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần: a- Kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể); b- Các thành phần khác: công tư hợp doanh, tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ cơng, nơng dân cá thể, tiểu thương, kinh tế tự nhiên) và kinh tế tư bản tư nhân tồn tại trong một thời gian dài. Đó là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế XHCN phải giữ vai trò chủ đạo.

- Về cơ chế quản lý kinh tế: Cơ chế cũ mang nặng tính chất tập trung quan liêu. Đặc trưng của cơ chế cũ là cơ quan quản lý hành chính có tồn quyền quyết định những vấn đề kinh tế nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về các quyết định của mình: khơng tính tới hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động; khơng gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất, tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động; bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng lớp trung gian, cửa quyền, kém năng động, thiếu trách nhiệm.

Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý kinh doanh XHCN là:

+ Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế XHCN, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hóa-tiền tệ.

+ Làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, tự tạo vốn và hoàn vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, thu nhập của tập thể và người lao động phải căn cứ vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

+ Phân biệt chức năng quản lý hành chính-kinh tế của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

+ Phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong những khâu then chốt về kinh tế, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở. Trách nhiệm đi đôi với quyền hạn, nghĩa vụ gắn liền với lợi ích. Vừa chống tập trung quan liêu vừa chống tự do vô tổ chức, vô kỷ luật, cục bộ, địa phương.

- Cơng tác kế hoạch hóa phải được kết hợp chặt chẽ với thị trường.

+ Kế hoạch phải thông qua thị trường, coi thị trường là căn cứ để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa.

+ Nhà nước cần sử dụng những biện pháp quản lý có hiệu quả kinh tế tư bản tư nhân, nghiêm trị bọn đầu cơ bn lậu nhưng khơng thể xóa bỏ thị trường tự do theo ý muốn chủ quan bằng mệnh lệnh hành chính.

- Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác dụng trực tiếp, giá cả phải phù hợp với giá trị, sức mua của đồng tiền và quan hệ cung-cầu.

 Thước đo chính sách giá cả đúng đắn là ở chỗ làm cho người lao động làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tích cực phấn đấu giảm tiêu hao sản xuất, hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm và hăng hái bán sản phẩm cho Nhà nước.

- Phấn đấu thi hành chính sách một giá, làm cho thương nghiệp mua được, bán được, Nhà nước không phải bù lỗ, không tạo ra nhu cầu giả tạo, ngăn chặn các hiện tượng thất thốt hàng hóa, tạo điều kiện giảm bớt căng thẳng cung-cầu và ổn định thị trường. Trong điều kiện Nhà nước chưa đủ điều kiện bảo đảm một số mặt hàng thiết yếu thì tạm thời áp

- Những kết luận trên đây của Bộ Chính trị là cơ sở để đổi mới và hồn chỉnh dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, là căn cứ để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời là sự đổi mới tư duy về con đường đi lên CNXH ở nước ta, mở đường đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.

 Đây chính là bước đột phá thứ ba để đi đến khẳng định đường lối đổi mới. Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (tháng 11/1986) đã thơng qua dự thảo Báo cáo chính trị mới được bổ sung và hoàn chỉnh bằng những quan điểm của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 8/1986.

* Tiến hành Đại hội:

- Đại hội VI của Đảng được tiến hành tại Hà Nội từ ngày 5/12/1986, về dự có có 1129 đại biểu chính thức, thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước. Đại hội nội bộ tiến hành từ ngày 5 đến ngày 14/12/1986.

- Nội dung của Báo cáo chính trị Đại hội VI: + Thành tựu:

+ Tính chất, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội: + Bốn bài học kinh nghiệm:

Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” (“dân là gốc”).

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN.

+ Nhiệm vụ chung của chặng đường đầu tiên là: Ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc cơng nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo.

+ Mục tiêu cụ thể về kinh tế-xã hội của chặng đường đầu tiên là: 1. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.

2. Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hướng vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

3. Làm cho thành phần kinh tế XHCN giữ vai trò chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế XHCN. Tiến hành cải tạo XHCN theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.

4. Tạo ra sự chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương phép nước.

5. Củng cố quốc phịng và an ninh. + Về chính sách đối ngoại:

+ Về phát huy quyền làm chủ tập thể nhân dân lao động: + Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng:

- Báo cáo về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 1986-1990 đã cụ thể những vấn đề kinh tế và xã hội lớn nêu trong Báo cáo chính trị, trước hết là ba chương trình lớn: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

- Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng:

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư.

* Nội dung đường lối đổi mới của Đại hội VI tập trung vào những vấn đề lớn sau đây: - Đổi mới tư duy lý luận nhận thức rõ hơn những quy luật khách quan, những đặc trưng và bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH, khắc phục chủ quan, duy ý chí.

- Đổi mới các chính sách kinh tế, trước hết thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xác định ở Việt Nam có 5 thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật và tồn tại phát triển trong suốt thời kỳ quá độ. Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính bao cấp kết hợp kế hoạch với thị trường. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.

- Đổi mới chính sách đối ngoại, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước.

- Chú trọng các vấn đề xã hội, chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Đổi mới sự quản lý điều hành của Nhà nước, Nhà nước quản lý chủ yếu bằng pháp luật, đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế-xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phong cách lãnh đạo của Đảng.

* Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội VI đã tìm ra lối thốt cho cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên CNXH ở nước ta. Tuy nhiên, Đại hội VI cịn có hạn chế về những giải pháp tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối, lưu thơng.

 Tìm ra con đường thích hợp và giải pháp ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, một lần nữa Đảng ta tỏ rõ bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực, tự cường.

* Một số kinh nghiệm được Đảng ta rút ra từ Đại hội VI:

1. Muốn tìm ra con đường đúng, điều kiện tiên quyết là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng đất nước. Tổng kết thực tiễn một cách công phu và khoa học là phương pháp tốt nhất để đánh giá thực trạng, tìm ra ngun nhân và có con đường đúng.

3. Đổi mới là quá trình từng bước từ thấp đến cao, từ đổi mới từng bộ phận đến đổi mới toàn diện, chống đốt cháy giai đoạn.

* Thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1986-1990:

- Đường lối Đổi mới của Đảng được triển khai thực hiện đúng lúc tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp:

+ Q trình tồn cầu hóa được thúc đẩy dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ và diễn ra trong xu thế chung là độc lập, hịa bình và phát triển, các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh.

+ Những biến động phức tạp diễn ra tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu gây ra nhiều bất lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Sau Đại hội VI, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng. + Lương thực thiếu, nạn đói xảy ra ở nhiều tỉnh, lạm phát cao, đời sống nhân dân rất khó khăn trong các năm 1987-1988. Các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội tăng.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng chính trị xuất hiện các khuynh hướng phủ nhận vai trò của Đảng, Nhà nước, tư tưởng XHCN ở Việt Nam. Về mặt an ninh, quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ trên tuyến biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa của nước ta luôn bị xâm phạm.

+ Mỹ cấm vận kinh tế nước ta. Quan hệ kinh tế với Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp.

- Thuận lợi cơ bản của nước ta là đường lối Đổi mới của Đảng được tồn dân nhất trí, tin tưởng và từ đó khơi dậy nhiều nguồn lực, tiềm năng lao động sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Và điều kiện tiên quyết để hồn thành thắng lợi Đổi mới đó là giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, phá thế bị bao vây cấm vận, xây dựng Đảng vững mạnh trong thời kỳ mới.

- Nhiệm vụ cấp bách sau Đại hội VI là tháo gỡ những ách tắc trong phân phối, lưu thông. Đảng xác định đây là mặt trận nóng bỏng. Hội nghị TW Đảng khóa VI tháng 04/1987 đặt mục tiêu giảm khó khăn của đời sống nhân dân theo hướng xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế khác, mở rộng giao lưu hàng hóa, giải phóng sức sản xuất lao động.

+ Tiến tới thực hiện cơ chế một giá, cần xem xét đối với từng mặt hàng.

+ Thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả nước, định mức lương mới cho các khu vực sản xuất, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang.

+ Thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ bội chi ngân sách.

+ Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.

- Tháng 09/1987, Bộ Chính trị ra nghị quyết về cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cũng trong năm này, Đảng cũng ra những nghị quyết về công tác báo chí, lãnh đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật…

- Trước tình hình khó khăn của nơng nghiệp vào giai đoạn này và cơ chế “Khoán

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT học PHẦN tên học phần lịch sử đảng cộng sản việt nam (Trang 111 - 137)