Câu 127. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xun qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình 160C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v… làm cho nhiệt độ khơng khí tăng lên.
“Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất, diễn ra theo cơ chế tương tự như trong nhà kính trồng cây được gọi là Hiệu ứng nhà kính”.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của lồi người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự giă tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiêt độ trái đất tăng lên.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 => NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng ở hai cực trái đất và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất
lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số lồi sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều lồi bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Tồn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm.
Câu 128. Biến đổi khí hậu là gì?
Hệ thống khí hậu trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các q trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vai trị tăng trưởng sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, 146
các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Để ứng phó với những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto đưa ra mục tiêu hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 .
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng, cán thép, nhiệt điện,…
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và quá trình khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.
- SF6 sinh ra trong quá trình sản xuất vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Câu 129. Biến đổi khí hậu có những biểu hiện nào?
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đấy nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu làm tổn hại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phẩm của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Câu 130. Bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu có quan hệ như thế nào?
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà khí hậu đang biến đổi, mực nước biển đang dâng dần lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lại ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang co hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của cơng nghiệp hóa, thương mại tồn cầu,… Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các khu bảo tồn cũng như cuộc sống chung của nhân loại.
a. Tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn đa dạng sinh học:
Biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã hội, gây những tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể là:
- Một số loài sẽ bị biến mất: Một số loài được ghi trong Sách Đỏ của IUCN, nhất là các loài Rất nguy cấp và Nguy cấp mà chỉ cịn sống sót ở một vài địa điểm nhất định.
- Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cơ có phân bố hẹp, các lồi đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc bị thu hẹp.
- Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh: Do mực nước biển dâng cao nên một số địa điểm mà ở đó tập trung những chủng quần quan trọng mức quốc tế hay những chủng quần của các lồi có vùng phân bố hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo, vùng ven biển,…
- Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học hoặc là đại diện, là độc nhất hay là có tầm quan trọng về tiến hóa hay cho các q trình sinh học ở các đảo hoặc ven biển, cửa sông sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp.
- Sự xâm nhập của các lồi ngoại lai: Do mơi trường sống thay đổi tạo điều kiện cho các loài động, thực vật ngoại lai xâm nhập, phát triển. Cùng với các hoạt động bn bán, sự xâm nhập của các lồi ngoại lai hiện đang là mối đe dọa lớn lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng ven biển là những nơi bị tác động nhiều nhất.
b. Tác dụng của hệ thống các khu bảo tồn đối với biến
đổi khí hậu:
Hệ thống các khu bảo tồn hiện nay không những là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị đa dạng sinh học mà cịn góp phần
quan trọng trong việc hạn chế sự biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
- Các khu bảo tồn là những bể hấp thụ CO2 khổng lồ để giảm hiệu ứng nhà kính – một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu.
- Giảm ảnh hưởng của lũ lụt, chống xói mịn, rửa trôi đất, bảo vệ sản xuất và các cơng trình cơ sở hạ tầng.
- Hạn chế hiện tượng sa mạc hóa cục bộ hay trên diện rộng, một trong những hiện tượng đang diễn ra tương đối phổ biến ở các nước hiện nay.
- Góp phần điều hịa khí hậu trong vùng cũng như trên cả khu vực rộng lớn hơn,…
Như vậy, hệ thống các khu bảo tồn khơng chỉ có tác dụng về mặt bảo tồn mà còn đáp ứng được nhiều mục tiêu như phát triển kinh tế, xã hội, hạn chế ảnh hưởng của thay đổi khí hậu,… góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người, một trong những mục tiêu mà chúng ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện.
Câu 131. Các biện pháp thích ứng nào được khuyến cáo đối với biến đổi khí hậu tồn cầu?
Báo cáo lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập và miêu tả về 228 phương pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng làm 8 nhóm:
- Chấp nhận tổn thất: Biện pháp chấp nhận tổn thất
được thực hiện khi bên chịu tác động khơng có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ cách nào.
- Chia sẽ tổn thất: Cách thích ứng này thường xảy ra
trong một công đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ 150
cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẽ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng thực hiện thông qua bảo hiểm.
- Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta
có thể kiểm sốt được những hiểm họa từ môi trường. Đối với một số hiện tượng tự nhiên như lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là cơng tác kiểm sốt lũ. Đối với biến đổi khí hậu có thể làm chậm tốc độ của nó bằng cách làm giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.
- Ngăn ngừa tác động: Là một hệ thống các phương
pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu.
- Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của biến đổi
khí hậu làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ: Người nơng dân có thể thay thế sang trồng các cây chịu hạn tốt hoặc những giống chịu độ ẩm thấp hơn.
- Thay đổi, chuyển địa điểm: Sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Di dời các cây chủ chốt vào vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến khu vực mát mẻ hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.
- Nghiên cứu: Q trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
- Giáo dục, thơng tin và khuyến khích thay đổi hành vi:
Phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch truyền thông công cộng và giáo dục, hướng tới thay đổi hành vi thân thiện với mơi trường.
Câu 132. Xu thế biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ diễn ra như thế nào?
Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã cơng bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Có thể xem đây là một lời cảnh báo chính thức mang tầm quốc gia về những nguy cơ biến đổi từ khí hậu mà Việt Nam sẽ phải đối mặt cho đến cuối thế kỷ 21.
Ba kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các kịch bản phát thải khí nhà kính ở ba mức thấp, trung bình và cao với số liệu tính tốn theo từng cột mốc thập kỷ: 2020, 2030, 2040 đến cuối năm 2100. Theo kịch bản phát thải cao của Bộ thì vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa hằng năm có thể tăng khoảng 9 -10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và 4-5% ở Nam Trung Bộ, 2% ở Nam Bộ và Tây Nguyên so với trung bình thời kỳ 1980 -1999. Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ tăng12- 19% ở các vùng phía Bắc và Nam Trung Bộ, trong khi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chỉ tăng 1 -2%.
Đối với nước biển dâng, một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển tồn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100. Riêng các kịch bản cho Việt Nam tính rằng “Vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 28 -33cm và đến cuối thế kỷ mực nước biển có thể dâng thêm 65- 100cm so với thời kỳ 1980-1999. Trong tương lai gần, dự báo đến năm 2020 mực nước biển ở nước ta có thể dâng cao thêm 11-12cm và đạt mức tăng 28-33cm vào năm 2050”,… 152
Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, Bộ đã bước đầu xây dựng bản đồ ngập cho khu vực TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đó, khi nước biển dâng 65cm (mức thấp), diện tích ngập ở ĐBSCL là 5.144km2 (12,8%), và ở mức 100cm (cao) thì diện tích ngập sẽ trải rộng trên 15.116 km2, tương đương 37,8% diện tích tồn vùng. Riêng khu vực TP.Hồ Chí Minh, theo dự báo với mực nước biển tăng 65cm, diện tích ngập rộng khoảng 128 km2 (6,3%) và nhấn chìm 473 km2(23%) nếu dâng mức 100cm.
Thực tại phũ phàng hơn kịch bản
Trên thực tế, những hiểm họa mang tên biến đổi khí hậu không đợi lâu đến thế mà đã và đang đỗ ập xuống nhiều vùng, cướp đi nhiều sinh mạng và gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng. Chỉ một trận mưa kéo dài ba ngày vào tháng 10/2008 đã dìm nội thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận trong biển nước, làm chết 17 người, gây tê liệt giao thông và hủy hoại nông nghiệp đáng kể. Trong ba ngày đó, lượng mưa được đo tại Hà Nội là hơn 500mm, tại Hà Đông hơn 800mm. Và khi hai cơn lũ liên tiếp đổ xuống miền Trung đầu tháng 10 vừa qua đã hiển hiện rất rõ sự bàng hoàng, bất ngờ của con người trước những biến cố thiên nhiên chưa từng dữ dội như vậy.
Đêm 31/10/2010, lượng mưa đo được ở Ninh Thuận từ 100-200mm, Phan Rang lên tới 274mm. TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã hứng một trận mưa hơn 500mm kéo dài nhiều giờ khiến nhiều phường bị nhấn chìm, giao thơng cả đường bộ lẫn đường sắt đều bị tê liệt.
Đồng thời, tin tức về các dịng sơng, suối cạn nước, trơ đáy tại khu vực Tây Nguyên liên tiếp xuất hiện. Còn tại Nam Bộ - vựa lúa và vựa cá đồng bằng sông Cửu Long – người
dân khắc khoải chờ lũ về. Mùa nước nổi trắng đồng – một đặc ân mà tạo hóa bao đời nay ưu ái tặng cho cư dân của đất chín rồng – càng lúc càng nhạt nhịa.
Câu 133. Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe