Tác động vào cân bằng sinh thái

Một phần của tài liệu Hỏi đáp Môi trường: Phần 1 - Chi cục Bảo vệ Môi trường (Trang 71 - 114)

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua các hoạt động:

- Săn bắn, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.

- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi,… dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật.

- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động, thực vật.

- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống chịu, dễ bị suy thối. Mặt khác, các lồi lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các lồi đã có hoặc đối với con người.

- Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật khơng có khả năng phân hủy như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v…

Câu 61. Đa dạng sinh học là gì?

“Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”.

Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:

- Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

- Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

- Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các lồi sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài người cũng như các quần xã sinh vật tồn tạ và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

Câu 62. Sự tuyệt chủng là gì?

“Một loài bị coi là sự tuyệt chủng khi khơng cịn một cá thể nào của lồi đó cịn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới”.

Nếu như một số cá thể của lồi cịn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm sốt, chăm sóc, ni dưỡng con người, thì lồi này được gọi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã. Nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã nhưng vẫn sống bình thường trong điều kiện ni nhốt. Do đó, hình thành hai khái niệm: Tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và tuyệt chủng về phương diện sinh thái. Tuyệt chủng về phương diện sinh thái có nghĩa là số lượng lồi cịn lại ít đến nỗi tác động của chúng khơng có chút ý nghĩa nào đối với các lồi khác trong quần xã. Ví dụ, lồi hổ hiện nay đang bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, có nghĩa là số hổ hiện cịn trong thiên nhiên là rất ít, tác động của chúng đến quần thể động vật mồi là không đáng kể.

Khi quần thể của lồi có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn cịn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng. Để bảo tồn một lồi nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.

Câu 63. Con người tác động như thế nào tới sự suy giảm

đa dạng sinh học trên trái đất?

Hoạt động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng là việc tiêu diệt các loại thú lớn tại châu Úc, Bắc và Nam Mỹ cách đây hàng ngàn năm khi bắt đầu chế độ thực dân tại những châu lục này. Trong một thời gian rất ngắn, sau khi con người khai phá những vùng đất này đã làm từ 74% đến 86% các động vật lớn (có trọng lượng trên 44 kg) ở đây bị tuyệt chủng mà một trong những nguyên nhân trực tiếp là do việc săn bắt và gián tiếp do việc đốt, phá rừng.

Sự tuyệt chủng của các loài chim, thú được nghiên cứu nhiều và để nhận biết. 99% sự tuyệt chủng của các loài khác trên thế giới hiện nay chỉ là những dự báo sơ bộ. Mặc dù vậy, ngay cả đối với các loài thú và chim, những số liệu về sự tuyệt chủng cũng khơng có những con số chính xác, một số lồi đã được xem là tuyệt chủng vẫn được phát hiện lại và một số lồi tưởng như vẫn cịn tồn tại thì rất có thể bị tuyệt chủng.

Rất nhiều lồi về nguyên tắc vẫn chưa bị tuyệt chủng nhưng đang tiếp tục là đối tượng săn bắt của con người và chỉ còn tồn tại với một số lượng rất ít như tê giác, hổ,… ở Việt Nam. Những lồi này có thể coi như đã bị tuyệt chủng

về phương diện sinh thái học vì số lượng của chúng ít đến nỗi khơng đóng vai trị gì trong cơ cấu quần xã. Nguy cơ đối với các loài cá nước ngọt và động vật thân mềm cũng đáng lo ngại. Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhóm thực vật hạt trần và cọ là những nhóm đặc biệt dễ bị tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng đáng ra chỉ là một quá trình tự nhiên, nhưng 99% số loài bị tuyệt chủng chủ yếu lại do con người gây ra.

Trong lịch sử các thời kỳ địa lý trước đây, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự tiến hóa hình thành lồi mới và sự tuyệt diệt các loài cũ. Tuy vậy, những hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành lồi. Sự mất mát các loài xảy ra như trong thời gian hiện nay đã không theo bất kỳ một quy luật nào và hậu quả trong tương lai là khôn lường và không thể nào cứu vãn nỗi.

Theo thống kê của các tổ chức quốc tế nghiên cứu về mơi trường, những lồi sinh vật hiện có trên trái đất chỉ cịn chiếm khoảng 2% so với khi sự sống xuất hiện, tức 98% các loài sinh vật đã bị tuyệt chủng qua các thời kỳ. Hiện tại các loài sinh vật đã bị tuyệt chủng với tốc độ hình thành lồi và không theo bất kỳ một quy luật nào. Cứ 20 phút lại có một lồi động vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng và trong 50 năm trở lại đây, tốc độ tuyệt chủng đã tăng nhanh gấp 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) ngày 2/5/2006 đã cảnh báo: Hơn 16.000 loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu và với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì khoảng 25.000 lồi động, thực vật bị tuyệt chủng. Sự biến mất của các loài động, thực vật sẽ dẫn tới sự sụp đỗ dây chuyền của các lồi khác sống phụ thuộc vào chúng, trong đó có lồi người.

Câu 64. Vì sao trong tự nhiên có nhiều lồi sinh vật mà vẫn phải quan tâm đến các loài sắp bị tuyệt chủng?

Theo thống kê đầu thế kỷ 20, mỗi năm có một lồi sinh vật bị tuyệt chủng. Trong những năm của thập kỷ 80, mỗi giờ có một lồi sinh vật bị biến mất. Dự đốn trong thế kỷ tới, sẽ có khoảng 50 vạn đến một triệu loài sinh vật khơng cịn tồn tại trên trái đất. Rõ ràng là sự tuyệt chủng của các loài sinh vật đang gia tăng. Trên thế giới, đã có những Cơng ước quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ. Ở Trung Quốc, đã có người bị lĩnh án tử hình chỉ vì giết gấu mèo.

Câu 65. Tại sao con người lại phải quan tâm nhiều đến

các loài động, thực vật sắp bị tuyệt chủng?

Mỗi loài động, thực vật đều là sản phẩm của một quá trình tiến hóa rất lâu dài. Trong q trình đó, mỗi lồi đã tự tích lũy cho riêng mình những gen chống chịu với bệnh tật, với sự thay đổi khí hậu và các điều kiện sống khác. Do đó, các sinh vật hoang dại đều khỏe mạnh, khó bị bệnh tật tiêu diệt và có khả năng thích nghi cao. Đó là những ngân hàng gen sống quý hiếm. Điều kiện sống thay đổi liên tục, nếu để mất đi bất cứ lồi nào, thì thiên nhiên sẽ khơng bao giờ cịn có thể tái tạo lại được những kiểu gen riêng của lồi đó.

Mỗi sinh vật có vai trị nhất định trong hệ sinh thái, là một mắt xích khép kín chu trình tuần hồn vật chất của hệ. Hệ càng có nhiều lồi, càng đa dạng thì càng bền vững. Mất đi một loài là giảm đi tính đa dạng sinh học của cả hệ, làm cho đời sau khơng cịn được chiêm ngưỡng chúng sống động nữa. Mỗi sinh vật ẩn chứa trong mình rất nhiều bí ẩn mà đời nay chưa thể khám phá ra hết được. Làm mất đi một loài là

chúng ta làm cho đời sau mất đi một đối tượng để nghiên cứu, mất đi một hình mẫu lý tưởng để mơ phỏng.

Tóm lại, mỗi lồi đều có vị trí và vai trị nhất định trong tự nhiên mà lồi khác khơng thể thay thế được. Chính vì thế mà con người cần đặc biệt quan tâm tới các loài sắp bị tuyệt chủng.

Câu 66. Sinh vật biến đổi gen là gì?

Sinh vật biến đổi gen (Genetically Modifed Organism- GMO) là những sinh vật được thay đổi vật liệu di truyền (AND) bằng công nghệ sinh học hiện đại, hay cịn gọi là cơng nghệ gen. GMO đã xuất hiện hơn 2 thập kỷ nay.

Việc thử nghiệm ngoài đồng đầu tiên là cây thuốc lá biến đổi gen kháng sinh diệt cỏ, được tiến hành ở Mỹ và Pháp vào năm 1986. Cây trồng biến đổi gen được bắt đầu trồng thương mại đại trà từ năm 1996. Tuy nhiên cho đến nay, các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen (thực phẩm biến đổi gen) đang là đề tài tranh luận toàn cầu về những nguy cơ tiềm tàng của chúng để tiến tới những giải pháp bảo đảm an toàn cho cây trồng biến đổi gen.

Trong khi Mỹ, Canađa và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng cây trồng bến đổi gen (Genetically Modifed Crop – GMC) thì châu Âu lại rất dè dặt cấp phép cho việc giao trồng GMC cũng như lưu hành thực phẩm có nguồn gốc từ GMC trên thị trường. Các nhà khoa học trên thế giới tỏ ra e ngại khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc cho cơ thể lâu dài mà thực phẩm biến đổi gen gây ra. Ở Liên minh châu Âu (EU), trừ Ba Lan và một số nước, hầu hết các thành viên còn lại đều khơng nhập thực phẩm biến đổi gen. Cịn ở Ấn Độ, nước đã cho phép trồng GMC, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi.

Câu 67. Sinh vật biến đổi gen có những lợi ích gì?

- Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương

thực trên thế giới: GMC có thể giúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm bớt một số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu. Trong số 44 tỷ USD lợi nhuận tăng thêm nhờ cơng nghệ sinh học, có 44 % lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng, 56% lợi nhuận giảm từ chi phí sản xuất.

Hướng nghiên cứu mới đối với cây lương thực là phát triển khả năng chịu hạn; các giống cây lương thực mới dự đoán sẽ được trồng ở Mỹ năm 2012, ở tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi năm 2017.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: GMC có lợi tiềm tàng đối

với mơi trường. GMC giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, GMC góp phần giảm xói mịn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú của động vật hoang dã. Theo ước tính, hằng năm các nước đang phát triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp. Từ năm 1996 đến 2007, GMC đã bảo vệ 43 triệu ha đất trên thế giới, có tiềm năng rất lớn trong tương lai.

- Góp phần xóa đói giảm nghèo: 50% những người

nghèo nhất trên thế giới là những nông dân các nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người nơng dân khơng có đất trồng, phụ thuộc hồn tồn vào nghề nơng. Vì thế, tăng thu nhập cho người nơng dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào q trình xóa đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới.

- Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường: Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có các tác động rất lớn với mơi trường. Sử dụng cơng nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó. Trong thập niên đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nơng nghiệp, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thụ được một lượng khí CO2 từ khơng khí. Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn tấn, tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với mơi trường, tính theo chỉ số tác hại môi trường (EIQ). Trong năm 2007, công nghệ sinh học sử dụng trong nông nghiệp (tương ứng với 18% lượng thuốc trừ sâu sử dụng), chỉ số EIQ giảm 29%.

- Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm

lượng khí gây ra hiệu ứng nhà kính: GMC có thể giúp giải

quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: Giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay đổi thời tiết. Thứ nhất, giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Theo đánh giá, GMC đã làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg CO2 thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên đường. Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công nghệ sinh học làm giảm thêm 13,1 tỷ khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu ô tô lưu hành trên đường. Như vậy, riêng trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà cơng nghệ sinh học làm giảm trên toàn thế giới đạt mức 14,2 tỷ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xe ô tô.

- Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học: Cơng nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt,…), nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những enzym đẩy nhanh q trình chuyển hóa của nhiên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh học.

- Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế: Khảo sát gần đây nhất về tác động của GMC trên toàn cầu từ năm 1996 đến 2007 cho thấy lợi nhuận mà GMC mang lại cho riêng những người nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỷ USD (6 tỷ USD ở các nước đang phát triển, 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 1996 – 2007 đạt 44 tỷ USD, từ các nước đang phát triển và nước công nghiệp.

Câu 68. Cây trồng biến đổi gen có những tác hại tiềm

Một phần của tài liệu Hỏi đáp Môi trường: Phần 1 - Chi cục Bảo vệ Môi trường (Trang 71 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)