Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu ĐIỀU KHIỂN tốc độ KHÔNG DÙNG cảm BIẾN TRONG ĐỘNG cơ PMSM (Trang 120 - 124)

I Kp (z 1) +Ki (z

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Qua kết quả thu được trong quá trình thực hiện luận văn, một số kết luận sau được đưa ra:

Về ưu điểm:

- Tìm hiểu về động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu qua ứng dụng cấu tạo, ngun lý hoạt động, phương trình tốn học tương đương của PMSM.

- Tìm hiểu tổng quan về các phương pháp điều khiển vận tốc PMSM hiện nay. - Nghiên cứu về phương pháp điều khiển trượt và áp dụng phương pháp điều

khiển trượt trong điều khiển vận tốc PMSM.

- Nghiên cứu về Board điều khiển Piccolo F2805x High Voltage Motor Control Developer's Kit và Card điều khiển Piccolo TMX320F28055 trong điều khiển PMSM

- Nghiên cứu các phương pháp số hóa bộ điều khiển PI bằng phương pháp Euler và Tustin

- Thực nghiệm điều khiển động PMSM bằng phương pháp điều khiển FOC với bộ quan sát theo chế độ trượt bằng nhiều phương pháp điều khiển số khác nhau.

- Đánh giá kết quả đạt được qua các phương pháp điều khiển số khác nhau đã thực nghiệm.

- Do thời gian hạn chế nên khơng thể tìm hiểu hết được các tính năng ưu việt của bộ kit điều khiển và vận dụng hết các tính năng này để áp dụng vào luận văn nhằm nâng cao hiệu quả điều khiển.

- Do điều kiện cơ sở vật chất cịn nhiều hạn chế nên khơng thể thực hiện hết các điều kiện hoạt động của động cơ. Cụ thể là nguồn cấp cho động cơ phải dùngnguồn ngồi có cấp điện áp 100 VDC nên không thể chạy được động cơ với vận tốc định mức tại nguồn áp 160 VDC.

So sánh kết quả với các nghiên cứu trong nước trước đây:

- Qua kết quả thu được trong luận văn, các nghiên cứu điều khiển PMSM theo FOC được kế thừa trong phương pháp điều khiển được đề xuất trong luận văn. Với ưu điểm có được trong FOC, vấn đề điều khiển vận tốc PMSM theo vận tốc cho trước đã được thực nghiệm thành công.

- So với các phương pháp điều khiển vận tốc PMSM trước đây. Giải thuật điều khiển vận tốc không cảm biến đã được đề xuất và thực nghiệm thành công. Đây là bước tiến quan trọng trong vấn đề điều khiển PMSM nhằm tiết giảm chi phí, kích thước, độ phức tạp của hệ thống truyền động.

5.2 Hướng phát triển

Với những ưu và nhược điểm nêu trên, luận văn đề xuất một số cơng việc phải làm để hồn thiện hơn vấn đề nghiên cứu:

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng điều khiển của bộ điều khiển

TMDSHVMTRPFCKIT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của PMSM và thực hiện tiếp các thực nghiệm chưa hoàn thành trong luận văn này.

- Nghiên cứu sâu hơn giải thuật điều khiển và đề xuất ứng dụng cụ thể trong thực tế thông qua các sản phẩm mới trên thị trường

- Tiến hành nghiên cứu sâu hơn về card điều khiển TMX320F28055 và Kit TMDSHVMTRPFCKIT để có thể tự thiết kế bộ điều khiển PMSM đơn giản hơn và rẻ tiền hơn bằng cách loại bớt các thành phần khơng dùng đến trong q trình điều khiển PMSM.

- Dựa vào kinh nghiệm và kiến thức thu nhận được, đề xuất ý tưởng điều khiển cho các thiết bị điện khác như BLDC, ACI nhằm nâng cao hiệu quả của các

- Ứng dụng các giải thuật tối ưu vào tìm kiếm các thơng số điều khiển cho bộ điều khiển PI số nhằm nâng cao chất lượng điều khiển động cơ PMSM. Đây là vấn đề cần thiết vì nếu xác định được các thông số điều khiển tối ưu cho bộ điều khiển PI thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều khiển PMSM. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên luận văn chưa thể áp dụng các giải thuật tối ưu vào mơ hình thực nghiệm. Đây là hướng phát triển tiếp theo của luận văn sau này.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KHIỂN tốc độ KHÔNG DÙNG cảm BIẾN TRONG ĐỘNG cơ PMSM (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w