Trước đây việc tổ chức một tiết sinh hoạt lớp khơng có một quy trình cụ thể nào mà dựa vào kinh nghiệm, cách làm đơn giản, mang tính áp đặt, mất nhiều thời gian phê bình, khiển trách khiến học sinh thường thụ động khi tham gia, hiệu quả giáo dục thấp chưa phát triển được năng lực và phẩm chất học sinh, đặc biệt là chưa phát huy được năng lực giao tiếp của học sinh…
Sự đổi mới trong các tiết sinh hoạt lớp và cách tổ chức một hoạt động theo một quy trình logic, phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh…đòi hỏi đầu tư nhiều hơn của giáo viên chủ nhiệm nhưng hiệu quả giáo dục chắc chắn được nâng cao hơn nhiều so với cách làm cũ. Sau gần một năm thực hiện tích cực đối với học sinh lớp 8. Đổi mới phương pháp trong giờ sinh hoạt lớp tôi nhận thấy các em có hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong các công việc và trong các hoạt động của trường, của lớp. Phần lớn các em đã mạnh dạn và hăng hái tham gia các hoạt động. Trong các tiết học có nhiều học sinh đã hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Qua các giờ sinh hoạt các em đã mạnh dạn đưa ra các ý kiến đóng góp để xây dựng tập thể lớp và nhận xét khách quan về về ý thức và học tập giữa các tổ. Đặc biệt là các em đã tự tin và có kĩ năng trình bày trước tập thể. Các em thực sự phát huy được vai trò của bản thân đối với tập thể lớp và nhà trường.
Kết quả số học sinh tích cực, hăng hái, chủ động trong học tập của lớp 8A từ
đầu năm học đến gữa học kì II năm học 2016-2017:
Thời gian Đầu năm học (2016-2017) Giữa học kì I (Năm học 2016- 2017) Học kì I (Năm học 2016-2017) Gữa học kì II (Năm học 2016-2017)
Kết quả 15 học sinh 20 học sinh 24 học sinh 28 học sinh
Tỉ lệ (%) 43(%) 57(%) 69(%) 80(%)
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊA. KẾT LUẬN A. KẾT LUẬN
Để có được một chút kinh nghiệm trong việc đổi mới nội dung tiết sinh hoạt lớp, ngoài những nỗ lực của bản thân tôi đã phải tham khảo học hỏi và được
sự giúp đỡ rất nhiều từ đồng nghiệp. Qua một q trình khá dài như vậy tơi nhận thấy, để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn bản thân người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải cố gắng rất nhiều và ở mọi khía cạnh khác nhau.
- Phải thương yêu gần gũi, quan tâm động viên học sinh thì mới đạt kết quả cao trong giáo dục.
- Một yếu tố then chốt để giáo dục học sinh có hiệu quả là phải phối hợp, cộng tác chặt chẽ với CMHS trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động, chủ động phối hợp với giáo viên bộ mơn, đồn TNCS HCM, đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan để đưa ra chương trình hay, chính xác và đa dạng.
- Phát huy tài năng sẵn có của các em, nâng cao ý thức tự giác, tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp, có ích, hình thành một cơng dân có đầy đủ tri thức và phẩm chất góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
B. KHUYẾN NGHỊ
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc đổi mới nội dung tiết sinh hoạt là thực sự cần thiết nhằm góp phần tạo ra những con người phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chât. Vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong những phương hướng cải cách giáo dục có hiệu quả. Song để làm tốt cơng tác giáo dục học sinh thông qua tiết sinh hoạt tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
- Các cấp, các ngành quản lý giáo dục quan tâm hơn nữa đến công tác chủ nhiệm lớp. mở các lớp bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên.
-Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng về kĩ năng sống cho giáo viên chủ nhiệm.
- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về “Phương pháp xử lí tình huống” cho giáo viên chủ nhiệm .
- Tạo lập ra Câu lạc bộ “Giáo viên chủ nhiệm” là nơi trao đổi những kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức của đồng nghiệp, của các chuyên gia giáo dục.
- Tăng thời gian làm việc theo chế độ quy định cho giáo viên chủ nhiệm (hiện nay là bốn tiết một tuần)
Trên đây là kinh nghiệm về đổi mới nội dung tiết sinh hoạt mang tính thiết
thực của tôi trong thời gian gần đây. Với mong muốn được chia sẻ với các bạn đờng nghiệp rất mong có sự góp ý, trao đổi chân thành của các đồng nghiệp để ngày càng hồn thiện hơn trong cơng tác chủ nhiệm của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp T.H.C.S NXB
2. Tài liệu tập huấn lớp chuyên đề giáo viên chủ nhiệm của trường Lê Duẩn
( Năm 2011, 2012)
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004 – 2007) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp quyển 1, 2 NXB Giáo dục
4. Luật giáo dục 2005 NXB Tư pháp
5. Phương tiện, dụng cụ tổ chức trò chơi, NXB Thanh niên, 2002
6. Nghiệp vụ quản lý trường THCS – tập 4- trường cán bộ quản lý giáo dục năm 2003.
7. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS- tập 2- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hờ Chí Minh. Năm 2003.
8. Tài liệu đổi mới phương pháp Quản lý lớp học– Bộ giáo dục và đào tạo(2009).
9. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.\