Mơ hình xác định nội dung giáo dục kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật: Phần 1 - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 28)

3. Một số mơ hình giáo dục kỹ thuật phổ thơng trên thế giới

3.1 Mơ hình định hướng sản xuất công nghiệp (industrial/ production oriented)

Theo mơ hình này, nội dung dạy học kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở định hướng theo các khái niệm và nội dung của công nghiệp và sản xuất (industrial/production oriented). Xuất phát từ vị trí của sản xuất cơng nghiệp các phần tử của kỹ thuật máy móc, kỹ thuật điện tử và tự động hoá được đặt vào tâm điểm của dạy học. Về các loại chế tạo, đặc biệt sản xuất hàng loạt hiện đại đã tạo nên một chủ đề. Mơ hình định hướng sản xuất cơng nghiệp đã hình thành từ các nước nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt là các nước Đông Âu. Nội dung giáo dục kỹ thuật được xác định dựa trên các ngành sản xuất công nghiệp.

Tiếp cận KT cơ bản Tiếp cận toàn diện Tiếp cận hoạt động KT C ác lo ại m áy m óc th eo c hứ c nă ng Khẩm mỹ Mơi trường Thiết kế Chế tạo Sử dụng Kinh tế

29

3.2 Mơ hình định hướng theo lao động thủ cơng (craft-oriented)

Mơ hình này định hướng mạnh theo sản xuất thủ công trong khuôn khổ các công việc thủ công với việc sử dụng gỗ và một số vật liệu khác như giấy, vải để sản xuất thủ cơng qua đó rèn luyện sự khéo tay cho người học. Chúng ta thấy mơ hình này trong truyền thống dạy học lao động ở Đức cũng như truyền thống Phần Lan. Nó quan hệ với việc sản xuất đồ thủ cơng mỹ nghệ, trước hết từ gỗ nhưng có cả qua gấp giấy và may vải. Hiện nay ở Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy cịn là một bộ phận của chương trình giảng dạy bắt buộc. Ở Thụy Điển học sinh chọn giữa gỗ, kim loại hay vải. Tại Đan Mạch cả ba vật liệu là bắt buộc ở từng môn, và ở Na Uy các môn này hợp nhất trong một môn. Trọng tâm của mơ hình giáo dục kỹ thuật này phát triển ở người học các kỹ năng vận động và thiết kế thẩm mỹ.

3.3 Mơ hình thiết kế thuật (“design“)

Mơ hình này định hướng mạnh hơn đến hoạt động kỹ thuật “thiết kế” như là hoạt động giải quyết vấn đề. Trung tâm là sự phát triển tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề trong mối quan hệ mục đích - phương tiện kỹ thuật. Quan điểm này cũng được vận dụng để xác định nội dung dạy kỹ thuật tại Hoa Kỳ, Anh và cả ở Phần Lan. Trọng tâm của mơ hình này là phát triển tư duy thiết kế kỹ thuật.

3.4 Mơ hình Khoa học tự nhiên ứng dụng (applied science)

Mặc dù trong cuộc tranh luận khoa học kỹ thuật và triết học kỹ thuật đã từ lâu khắc phục được quan niệm bó hẹp về kỹ thuật như là khoa học tự nhiên ứng dụng, thì trong khn khổ các khái niệm giáo dục phổ thơng, tính độc lập của kỹ thuật vẫn luôn bị phớt lờ. Biểu hiện của điều này là các mơ hình khoa học tự nhiên (applied science). Theo mơ hình này, kỹ thuật chỉ được dạy như phần ứng dụng của khoa học tự nhiên. Mơ hình này chúng ta thấy ở Đan Mạch, nhưng cũng thấy ở một số bang của Đức (Baden- Württemberg). Khi đó trung tâm là sự chú ý đến quan hệ nhân quả của các đối tượng kỹ thuật trong quan hệ “cấu trúc (cấu tạo) - chức năng” và

30

“nguyên nhân và hệ quả”. Các hoạt động kỹ thuật như thiết kế, chế tạo hay sử dụng và cả mối quan hệ với phương diện xã hội của kỹ thuật không được chú ý đến trong mơ hình giáo dục kỹ thuật này.

3.5 Mơ hình Cơng nghệ tương lai (modern technology)

Mơ hình cơng nghệ tương lai (hay cơng nghệ hiện đại) chú ý ít hơn đến nội dung kỹ thuật thủ công, hay sản xuất công nghiệp mà nhấn mạnh hơn đến các cơng nghệ hiện đại. Một số nước thì tập trung vào cơng nghệ thông tin thông qua kỹ thuật máy tính (như ở Pháp). Các nước khác lại định hướng theo các công nghệ mới như công nghệ gen, công nghệ nano và công nghệ mặt trời, công nghệ môi trường và kỹ thuật vi hệ thống... Các công nghệ này là những đối tượng nghiên cứu và làm thay đổi thế giới cuộc sống, lao động và kinh tế trong thế kỹ 21. Chúng có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế qua nhiều năm, huỷ hoại nhiều việc làm cũ và tạo ra việc làm mới. Trung tâm của mơ hình giáo dục này định hướng theo các công nghệ, kỹ thuật hiện đại dự kiến phát triển trong tương lai. Một số nước như Hoa Kỳ, Đức và cả ở Pháp vận dụng mơ hình này trong việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ thuật.

3.6. Mơ hình Cơng nghệ đại cương (general technology)

Các nhà khoa học Đức (BECKMANN, J. (1806) – BANSE, G.; ROPOHL, G.; WOLFFGRAMM, H.) đã đóng góp các cơng trình nhằm xây dựng lý thuyết công nghệ đại cương và đã ảnh hưởng đến việc phát triển chương trình dạy kỹ thuật trong nhà trường phổ thơng. Điển hình cho các tiếp cận cơng nghệ đại cương là các nghiên cứu “hệ thống kỹ thuật”. Máy móc kỹ thuật là một hệ thống biến đổi, vận chuyển và lưu trữ các đối

tượng như vật liệu, năng lượng và thơng tin. Trọng tâm của mơ hình này là một mặt phân tích hệ thống kỹ thuật và mặt khác phát triển tư duy trừu tượng đối tượng kỹ thuật cho người học qua đó phát triển tư duy hệ thống. Một số nước xây dựng nội dung dạy kỹ thuật phổ thơng dựa theo mơ hình này như ở Hungari và một số bang ở Đức (Brandenburg) cũng như cả ở Úc.

31

3.7. Mơ hình Khoa học-Công nghệ-Xã hội (STS: Science-Technology- Society ) Society )

Mơ hình Khoa học-Cơng nghệ-Xã hội nhấn mạnh quan hệ giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Như vậy đặc trưng của kỹ thuật như là hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trọng tâm của mơ hình này nhấn mạnh đến mối quan hệ có tính hệ thống giửa kỹ thuật, xã hội và con người. Ví dụ Vai trị, tác dụng của sự phát triển công nghệ nano...

Hình 5. Sơ đồ hệ thống kỹ thuật – Xã hội (theo Ropohl)

Trọng tâm của mơ hình giáo dục kỹ thuật này nhấn mạnh mối quan hệ giữa “nhu cầu – lao động – kỹ thuật – kinh tế – xã hội”. Mặt khác việc đánh giá kỹ thuật và đánh giá hệ quả kỹ thuật được nhấn mạnh. Một số nước như Hoa Kỳ, Đức sử dụng mơ hình này để xây dựng nội dung dạy kỹ thuật.

3.8 Mơ hình giáo dục kỹ thuật tổng hợp

Mơ hình giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) dựa trên quan điểm của của Karl Marx: giáo dục KTTH nhằm truyền thụ cho học sinh những nguyên lý khoa học chung của các quá trình sản xuất, đồng thời huấn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng các công cụ cơ bản của các ngành sản xuất. Mơ hình giáo dục KTTH được thực hiện và phát triển ở Liên Xô từ sau cách mạng Tháng 10 Nga và được phát triển ở các nước thuộc hệ thống XHCN từ sau 1945 đến cho đến thời kỳ chuyển đổi xã hội Đông Âu đầu những năm 1990. Giáo dục KTTH là nguyên lý giáo dục được quán triệt trong tồn bộ

32

chương trình các mơn học phổ thơng, và được thực hiện qua các môn học chuyên biệt về lao động, kỹ thuật và sản xuất với những tên gọi khác nhau. Trong giáo dục KTTH, học sinh được đào tạo kiến thức và kỹ năng về lao động thủ công và công nghiệp thuộc các ngành sản xuất cơ bản như cơ khí, động lực, điện, điện tử, sản xuất nông nghiệp. Ưu điểm cơ bản của mơ hình KTTH là những nguyên lý kỹ thuật của các ngành sản xuất cơ bản được chú trọng. Nhược điểm của mơ hình KTTH trong giai đoạn này là trong khi tập trung vào kỹ thuật sản xuất thì ít chú ý đến các phương diện khác như sử dụng kỹ thuật, đánh giá kỹ thuật, mối quan hệ giữa kỹ thuật với kinh tế, xã hội. Kỹ thuật trong gia đình ít được chú ý trong mơ hình này. Từ sau 1990, giáo dục kỹ thuật ở các nước Đơng Âu được cải cách theo các mơ hình mới, trong đó có sự tiếp thu các mơ hình khác. Ở Nga, mơn học Lao động trước đây được đổi thành môn Công nghệ, nội dung giáo dục KTTH được hiểu rộng hơn so với trước đây.

Ở Việt Nam giáo dục lao động - kỹ thuật được đưa vào trường phổ thông từ sau Cách mạng Tháng 8.1945 theo mơ hình giáo dục KTTH. Từ đó đến nay, chương trình mơn học đã nhiều lần được đổi mới với các tên gọi khác nhau (lao động, kỹ thuật, lao động kỹ thuật, công nghệ), nhưng quan điểm bao trùm vẫn là quan điểm giáo dục KTTH. Chương trình mơn Cơng nghệ ban hành năm 2002 đã có vận dụng nhiều quan điểm và xu hướng giáo dục kỹ thuật trên thế giới.

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp có các nhiệm vụ su: (a) Giáo dục kỹ thuật tổng hợp

- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, có tính chất nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng các công cụ lao động phổ biến trong sản xuất và đời sống.

33

- Hướng ngiệp là hệ thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học…nhằm giúp cho thế hệ trẽ chọn được nghề phù hợp với hứng thú năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.

(c) Giáo dục ý thức lao động: - Giáo dục kỹ thuật lao động - Giáo dục tính kế hoạch.

- Giáo dục tính quy chuẩn và định mức kỹ thuật, tính đồng bộ và cân đối trong sản xuất.

- Giáo dục ý thức trật tự, vệ sinh bảo vệ mơi trường và an tồn lao động. Hệ thống giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong nhà trường phổ thông với các thành phần như sau: kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật dịch vụ

4. Nhiệm vụ dạy kỹ thuật trong trường phổ thông và chuyên nghiệp dạy nghề nghề

Mỗi môn học kỹ thuật, hay mơđun đào tạo là cụ thể hóa mội nội dung trí dục. Tùy theo các bậc trình độ giáo dục kỹ thuật khác nhau (phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề…) và loại hình đào tạo khác nhau sẽ có những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng của nó. Song dạy kỹ thuật nói chung đều có các nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

4.1. Nhiệm vụ giáo dưỡng kỹ thuật nghề nghiệp

Mỗi môn học kỹ thuật hay mô đun giáo dục nghề, nhiệm vụ giáo dưỡng có hai nội dung chính. Hai nội dung này có thể trình bày tách biệt nhau hoặc tích hợp trong các nội dung dạy học cụ thể, đó là:

- Những kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật liên quan đến nghề nghiệp; - Những kỹ năng kỹ thuật nghề nghiệp;

Trang bị cho HS những hệ thống kiến thức hiểu biết về kỹ thuật, phù hợp với thực tiễn sản xuất liên quan đến nghề nghiệp, bao gồm:

34

- Các dạng vật liệu, năng lượng liên quan đến nghề nghiệp (vật liệu kim loại, nhựa composit, vật liệu điện, cơ năng, điện năng...) ;

- Các thông tin liên quan đến kỹ thuật (bản vẽ kỹ thuật, ký hiệu, sơ đồ cấu tạo máy...);

- Hệ thống kỹ thuật (các máy móc) và việc vận hành sử dụng chúng gắn

liền với các chức năng của kỹ thuật như biến đổi, chuyển tải, lưu trữ như các phương pháp gia công vật liệu, phương pháp sản xuất, lưu trữ năng lượng, truyền xử lý thông tin, vận chuyển...

- Các nguyên lý kỹ thuật, các qui trình kỹ thuật cơng nghệ, phương pháp tổ chức lao động, quản lý điều hành quá trình sản xuất;

- Các mối quan hệ của kỹ thuật – công nghệ đối với con người (xã hội), với tự nhiên và mơi trường.

Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng kỹ thuật, bao gồm: - Kỹ năng biểu diễn vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật;

- Kỹ năng đọc bản vẽ (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp), sơ đồ (sơ đồ động của hệ thống máy móc, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ cấu tạo, sơ đồ mạch...)

- Kỹ năng sử dụng các công cụ lao động, các máy móc thiết bị liên quan đến nghề nghiệp và bảo quản chúng;

- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo để kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc và phát hiện những hư hỏng của các thiết bị kỹ thuật;

- Kỹ năng lập kế hoạch lao động, chọn đúng các thông số kỹ thuật tương ứng với nhiệm vụ cụ thể.

- Kỹ năng tổ chức lao động

4.2. Nhiệm vụ giáo dục

Tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong một môn học là một nguyên tắc, một quy luật của quá trình dạy học. Nhiệm vụ giáo dục nhân cách học sinh được lồng ghép vào trong các bài dạy. Thông qua các môn học và bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học của giáo viên, ý thức của

35

học sinh được hình và phát triễn. Các nội dung giáo dục được tiềm ẩn trong các nội dung kỹ thuật. Dưới đây là một số nội dung giáo dục mà người giáo viên có thể xem xét vận dụng vào từng bài học cụ thể:

Ngoài nhiệm vụ giáo dục chung theo các giá trị chuẩn mục của xã hội, người giáo viên cần phải giáo dục ý thức công nghiệp cho học sinh:

- Ý thức tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, thời gian... - Ý thức bảo vệ mơi trường, an tồn lao động;

- Ý thức về tính kinh tế, mỹ thuật liên quan đến đối tượng kỹ thuật; - Ý thức về chất lượng;

- Có trách nhiệm với hoạt động kỹ thuật nhằm cải tạo thế giới, phục vụ sản xuất liên quan đến nghề nghiệp của mình.

4.3. Nhiệm vụ phát triển

4.3.1. Phát triển tư duy kỹ thuật

Bên cạnh những nội dung nhiệm vụ phát triển chung, dạy kỹ thuật cần tập trung vào nhiệm vụ hình thành và phát triển tư duy và năng lực kỹ thuật. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học - công nghệ nên khối lượng tri thức của về kỹ thuật tăng lên rất nhanh theo thời gian. Trong khi đó thời gian đào tạo trong trường có hạn, nhà trường khơng thể cung cấp kiến thức cho người lao động đủ dùng suốt đời. Điều đó địi hỏi nhà trường phải thực hiên q trình đào tạo sao cho người học sau khi ra trường có khả năng tự học, tự cập nhật tri thức mới để có khả năng thích nghi với mơi trường lao động ln luôn biến đổi. Muốn vậy, trong quá trình dạy học phải chú trọng hình thành, phát triển tư duy kỹ thuật và bồi dưỡng năng lực kỹ thuật cho người học. - Tư duy nói chung là q trình tâm lý (quá trình nhận thức) nhằm phản

ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính qui luật của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

- Tư duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lý kỹ thuật, các

quá trình kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn liên quan đến nghề kỹ thuật. Đó là loại tư duy xuất hiện trong

36

lĩnh vực lao động kỹ thuật nhằm giải quyết những bài tốn có tính chất kỹ thuật (nhiệm vụ hay tình huống có vấn đề trong kỹ thuật).

Các bài toán (nhiệm vụ) kỹ thuật rất đa dạng, phụ thuộc vào các

ngành kỹ thuật tương ứng như bài toán thiết kế chế tạo, bài tốn gia cơng, bài tốn tìm lổi, bài tốn bảo quản... Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những đặc điểm chung, khác hẳn với các bài tốn thơng thường trong tốn học. Có

hai đặc điểm cơ bản của bài tốn kỹ thuật, đó là:

(1) Không đầy đủ dữ kiện, các yêu cầu đặt ra thường mang tính khái quát và có thể có nhiều đáp số, yêu cầu cần phảI tìm tịi,

Ví dụ1: Giả sử muốn chế tạo một máy cơng cụ tự động thì cần phải thiết kế một cơ cấu tự động chuyển phôi từ trong hịm chứa vào vị trí gia cơng. ở

Một phần của tài liệu Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật: Phần 1 - Nguyễn Văn Tuấn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)