Quan điểm định hướng của Đảng, những vấn đề cần quan tâm và mục tiêu thực hiện chính

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 37)

17. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tinhgiản biên chế ở tỉnh Quảng Ninh

3.1. Quan điểm định hướng của Đảng, những vấn đề cần quan tâm và mục tiêu thực hiện chính

3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng

- Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: “Kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm

không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có”; đồng thời giao trách nhiệm:“Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cơng lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp...” [..NQ39].

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Khóa 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nêu rõ: ”... đến năm 2021 tối thiểu bình

quân cả nước. Cơ bản chấm dứt hợp đồng không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập” và đến năm 2025 tiếp tục giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sáchnhà nước

so với năm 20221; đến năm 2030 giảm tiếp 10% so với năm 2025 [...NQ19].

- 05 quan điểm của Đảng được nêu ra tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Một là: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trị của các tổ chức chính trị -

xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế;

- Hai là: Trong quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo sự hoạt động bình thường,

liên tục của các cơ quan chuyên môn cũng như các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;

- Ba là: Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh

giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

bạch và theo quy định của pháp luật;

- Năm là: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

3.1.2. Những vấn đề cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới

3.1.2.1. Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ

- Các văn bản của Đảng ta về công tác cán bộ thời gian qua đã thể hiện tinh thần, quan điểm đổi mới mạnh mẽ ở tất cả các khâu trong công tác cán bộ, song cần lựa chọn các khâu trọng tâm, trọng điểm để ưu tiên thực hiện.

- Trước hết, cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá cán bộ. Phải đánh

giá cả năng lực, phẩm chất và uy tín; dựa vào kết quả, hiệu quả thực hiện từng công việc bằng những sản phẩm cụ thể, có tính định lượng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đối với cán bộ cấp chiến lược, việc đánh giá còn phải căn cứ vào kết quả đổi mới, sáng tạo; tinh thầndám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đơi với làm; khả năng thích ứng nhanh với tình hình thực tiễn, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đánh giá để bổ nhiệm và bầu cử phải trực tiếp khảo sát, gặp gỡ trao đổi với các tổ chức, cá nhân có liên quan và tham khảo ý kiến phản ánh, đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bản thân cán bộ tự đánh giá; tập thể đánh giá; cấp trên đánh giá; cấp dưới đánh giá; huy động các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia đánh giá cán bộ.

- Trong bối cảnh tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ; nhân dân phát hiện, tiến cử những người có đức, có tài cho đội ngũ cán bộ; nhân dân lựa chọn, bầu cử những người lãnh đạo trực tiếp của mình. Có chế độ quy định cán bộ tự phê bình, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của nhân dân, sửa chữa những khuyết điểm được nhân dân góp ý, phát hiện, phê bình trực tiếp hoặc thơng qua các đồn thể chính trị - xã hội.

- Hai là, cần đổi mới việc tuyển dụng, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và

luân chuyển cán bộ. Về công tác tuyển dụng cán bộ, cần nghiên cứu thành lập Trung tâm Tuyển dụng công chức quốc gia để thống nhất việc tuyển dụng công chức cho cả hệ thống chính trị theo tiêu chuẩn, tiêu chí chung. Về cơng tác quy hoạch cán bộ, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị và thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt. Đặc biệt, chú trọng tạo nguồn cán bộ, tập trung vào cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồn thể chính trị - xã hội, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang, cán bộ khoa học và chuyên gia, cán bộ quản lý kinh doanh. Mỗi cấp, mỗi ngành phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Nghị quyết số 26-NQ/TW đã chỉ rõ phương châm và yêu cầu là “Bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt; bồi dưỡng tồn diện về kỹ năng; định kỳ cập nhật kiến thức mới theo từng nhóm đối tượng”. Theo tinh thần đó, cần xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đối với từng nhóm cán bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ trước khi bổ nhiệm. Sắp xếp lại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trung ương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp. Sớm ban hành và tổ chức thực hiện Chiến lược phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW.

- Về công tác luân chuyển cán bộ, cần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về luân chuyển cán bộ, không luân chuyển để lên chức vụ cao hơn; thực hiện luân chuyển trên cơ sở quy hoạch cán bộ; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển, điều động và tăng cường cán bộ; thực hiện theo lộ trình từng bước chắc chắn, khơng thực hiện ồ ạt. Kết hợp hài hòa giữa luân chuyển với ổn định đội ngũ cán bộ; luân chuyển theo yêu cầu của công tác cán bộ; luân chuyển để đào tạo, rèn luyện phẩm chất, năng lực và bản lĩnh của cán bộ. Nghiên cứu, đánh giá việc luân chuyển cán bộ thời gian qua; tổ chức thực hiện thống nhất việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, liên tỉnh và liên huyện không phải là người địa phương.

- Ba là, tiếp tục hồn thiện chính sách cán bộ. Thực hiện dân chủ, công khai, minh

bạch trong sử dụng, quản lý cán bộ. Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với phẩm chất, năng lực và sở trường. Quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ phải cơng khai, minh bạch, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, thiếu khách quan khi xem xét, quyết định. Có cơ chế phát hiện, lựa chọn và giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn và phẩm chất, năng lực và uy tín trong các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế thamgia vào đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị. Có chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần để tạo động lực làm việc, sáng tạo, cống hiến cho đội ngũ cán bộ.

3.1.2.2. Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thứ nhất là đối với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, cần nghiên cứu hoàn

thiện các quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch cơng chức, biên chế cơng chức; về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối để bảo đảm

thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định của Đảng và Nhà nước; kiên quyết không quy định cào bằng trong thực hiện tinh giản biên chế. Lấy kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.

- Thứ ba là đối với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cần sớm ban

hành và tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng hệ thống danh mục, bản mơ tả vị trí việc làm cán

bộ, cơng chức, viên chức trong hệ thống chính trị”, gắn với tiếp tục nghiên cứu hồn thiện mơ

hình tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011, của Thủ tướng Chính phủ) cho phù hợp với thực tế.

- Thứ tư là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp để

thúc đẩy việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Kịp thời giải quyết chế độ, chính sách, làm tốt công tác tư tưởng đốivới các đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- 3.1.2. Mục tiêu tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới

- Để đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra của chính sách tinh giản biên chế không dừng lại ở việc triển khai một số công việc trực tiếp gắn với công tác công tác tinh giản biên chế như đã đề cập ở trên mà phải triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc như đẩy mạnh ứng dụng tin học để giảm bớt công việc của con người; cải cách hành chính để nâng cao chất lượng dịch vụ giảm các cơng đoạn thừa. Chính vì vậy cần có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành và địa phương để gắn các hoạt động này với triển khai tinh giản biên chế.

- Theo đó, tỉnh Cao Bằng đề ra một số mục tiêu cụ thể để tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong thời gian tới như sau:

- Tỷ lệ tinh giản biên chế công chức: 10% của 2.307 biên chế = 230 biên

- chế.

- Giảm số lượng người làm việc ở các đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ

- ngân sách nhà nước: 10% của 17.832 biên chế = 1.782 người làm việc.

- Giảm số lượng lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 10% của 920 người = 92 người.

- Đến năm 2021, về cơ bản chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện các nhiêm vụ chuyên môn trong các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cơng lập có sử dụng ngân sách nhà nước (trừ các đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên).

- Đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng người làm việc sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp đối với các đơn vị sựnghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường

xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.

- Chuẩn bị các điều kiện để đến năm 2025 giảm 10% số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 và tới năm 2030 giảm tiếp số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước 10% so với năm 2025.

- Mặc dù có những thách thức và áp lực rất lớn nhưng với phương châm vừa triển khai vừa từng bước rút kinh nghiệm với định hướng xuyên suốt là lộ trình và kết quả cụ thể về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng hiệu quả công việc. Với sự chung sức và nỗ lực của các cơ quan đơn vị trong toàn tỉnh. Tỉnh Cao Bằng sẽ hoàn thành được mục tiêu đề ra

- 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng

- Từ những quan điểm, định hướng, vấn đề cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các mục tiêu hồn thiện tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới đã được nêu trên sẽ cụ thể hóa các giải pháp nâng cao hiệu hiệu thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng nhằm đạt được mục tiêu chính sách đề ra đến năm 2021 và những năm tiếp theo theo tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế

- Việc đổi mới phương thức cơng tác tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ cơng chức, viên chức; cải tiến phương thức quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý:

- Công tác đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tuân theo các quy định của pháp luật, một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượngtuyển dụng công chức và thi nâng ngạch công chức là việc ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức thực hiện, cụ thể giai đoạn năm 2017 đến nay các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức tổ chức thực hiện kiểm tra, sát hạch một số nội dung thi trên máy vi tính, qua đó đã góp phần nâng cao tính cơng khai, minh bạch, chất lượng trong tổ chức các kỳ thi.

- Công tác cải tiến phương thức quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, cơng chức, viên chức lãnh đạo quản lý: Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện chặt chẽ theo các quy định của Trung ương của Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ủy ba nhân dân tỉnh, việc cải tiến phương thức trong quá trình thực hiện được các cơ quan, đơn vị vận dụng linh hoạt phù hợp đặc điểm tình hình thực tế và đảm bảo nguyên tắc theo quy định của

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w