Chương 2 : Thực trạng đầu tư phát triển NNL chất lượng cao ở Việt Nam
3.2. Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo
Triển khai thực hiện đổi mới toàn diện mạnh mẽ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010-2012 theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát của các đơn vị, thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của Học viện. Kiên quyết thực hiện 3 công khai từ năm học 2010- 2011. Chấn chỉnh kỷ cương đào tạo, đảm bảo đào tạo đạt chuẩn theo yêu cầu kiểm định. Triển khai việc dạy về phương pháp nghiên cứu khoa học cho tất cả các sinh viên phù hợp với từng trình độ đào tạo. Có cơ chế khuyến khích cơng bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp chí có uy tín ở nước ngồi.
Xây dựng và quy hoạch lại đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ quản lý đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có phẩm chất chính trị và đạo đức. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, phải thực sự là những người có năng lực giảng dạy và nghiên cứu, làm chủ kiến thức và sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
Trên cơ sở việc tuyển chọn phải kết hợp với đào tạo thường xuyên nhằm tạo nên một đội ngũ giảng viên có năng lực chun mơn vững vàng, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau, thành thạo ngoại ngữ và sử dụng tốt các phương tiện phục vụ cho việc dạy học.
Cần coi trọng tính chun nghiệp trong việc giảng dạy, trong đó đặc biệt tơn trọng quy trình giảng dạy về chất lượng một cách tự giác và đúng cách, tạo ra một sự chuyển biến thực sự trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giảng viên phấn đấu nâng cao trình độ có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên trẻ đào tạo Sau đại học chủ yếu ở nước ngoài, thường xuyên trau dồi về nghiệp vụ sư phạm, gắn hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học với thực tế hoạt động của ngành và nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế cận trong quy hoạch lãnh đạo các cấp, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng viên hợp lý, có hiệu quả, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên hàng năm trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phân loại một cách cụ thể cho từng đối tượng.
Xây dựng nội dung, chương trình mơn học theo hướng cập nhật, đồng bộ, khoa học và thực tiễn, cấu trúc lại môn học phù hợp theo mã ngành, chuẩn đầu ra của từng ngành học. Đảm bảo tính hợp lý, chuẩn mực giữa các mơn cơ sở,môn bổ trợ và môn chuyên ngành, hạn chế sự trùng lặp giữa các mơn học.Việc chuẩn hóa cần đi đơi với thống nhất nội dung giảng dạy cho từng môn học nhằm đảm bảo tính hiện đại, thực tế và hệ thống.
Đảm bảo phát huy tư duy độc lập và khuyến khích khả năng tự học của người học, gắn kết giữa giảng dạy lý thuyết và giảng dạy môn học, tạo nền tảng cho người học tiếp cận thực tiễn nhanh chóng.
Tạo mơi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh cho sinh viên, thực sự coi sinh viên là trung tâm của nhà trường.Nhà trường cần thường xuyên giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về ý thức chính trị, lập trường tư tưởng , đạo đức, lối sống lành mạnh,văn hóa. Xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, nghiêm túc thực hiện đúng quy chế đào tạo, quy chế đánh giá rèn luyện học sinh, sinh viên của Bộ GD-ĐT tích cực chủ động phịng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Để làm được điều này các trường cần thường xuyên quan tâm đến điều kiện học tập của học sinh, sinh viên. Đặc biệt thư viện cần được tổ chức sắp xếp lại, mở rộng đầu sách phục vụ học tập và nghiên cứu, kết hợp học tập- nghiên cứu khoa học- nâng cao năng lực thực hành cho học sinh, sinh viên các bậc học. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ sinh viên khá giỏi, lựa chọn đội tuyển tham gia các kì thi Olympic do Bộ GD-ĐT tổ chức, đẩy mạnh phong trào hoạt động văn thể trong học sinh, sinh viên.
Vai trị của Đồn thanh niên, Hội sinh viên, Đội thanh niên tình nguyện trong nhà trường cần được phát huy để đẩy mạnh để đẩy mạnh các phong trào
hoạt động trong học sinh, sinh viên. Các khoa chuyên ngành, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy trên lớp phối hợp với phòng quản lý đào tạo tăng cường công tác quản lý sinh viên, tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo,sinh hoạt khoa học, tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp, sắp xếp, tổ chức có hiệu quả việc thực tập, thực hành mơn học của học sinh, sinh viên.
Từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường nhằm phục vụ có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Trong điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho quy mô đào tạo cịn hạn chế, nhà trường cần chủ động tìm mọi biện pháp, huy động các nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo phương châm chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt hệ thống các phịng học phải được xây dựng mới, hiện đại, sử dụng mang tính đa năng, xây dựng hệ thống kí túc xá sinh viên, điều kiện làm việc và nghiên cứu của giáo viên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định của một trường đại học.