Chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu Bài thảo luận về Bảo hiểm xã hội pps (Trang 27 - 29)

1. Trợ cấp mai táng:

1.1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: a) Người lao động đã có ít nhất năm năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Người đang hưởng lương hưu.

1.2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.

1.3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 ở trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.

2. Trợ cấp tuất:

2.1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

2.2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2.3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

3. Tính hưởng chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

3.1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ tử tuất.

3.2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 ở trên do Chính phủ quy định.

PHẦN IV : ĐÁNH GIÁ I. Tích cực

Qua việc nghiên cứu các chế độ BHXH và chế độ cụ thể của BHXH Việt Nam ta nhận thấy rằng BHXH Việt Nam đã thể chế được đầy đủ các chế độ mà 1 ngành BHXH cần có. Tính tích cực của BHXH thể hiện ở nhiều góc độ:

- Hoạt động không theo nguyên tắc lợi nhuận.

- Đáp ứng những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, góp phần giảm rủi ro cho cá nhân, gia đình người tham gia bảo hiểm, cũng như giảm rủi do cho cộng đồng, xã hội.

- Là phần quan trọng trong hệ thống an sinh quốc gia. - Góp phần vào thu ngân sách nhà nước.

- Tạo môi trường bảo hiểm cạnh tranh.

Ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã trình bày kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT thời kỳ từ 1995 đến nay. Trong 15 năm qua, số người tham gia BHXH bắt buộc tăng đáng kể, năm 1996 là 2,85 triệu người, dự kiến đến hết năm 2009 đạt gần 9 triệu người. Đối tượng BHYT năm 1993 chỉ có 3,79 triệu người tham gia, đến nay dự tính có khoảng gần 47 triệu người tham gia BHYT. Nhìn chung, 15 năm qua, BHXH và BHYT Việt Nam đã thực hiện thu đủ, thu đúng đối tượng, tuân thủ các quy định của Nhà nước, góp phần làm căn cứ giải quyết các chế độ cho người tham gia bảo hiểm được đầy đủ, kịp thời, chính xác.

II. Hạn chế

Việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT thời gian qua cũng bộc lộ những vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân do :

- Hiệu lực của văn bản pháp luật về BHXH, BHYT chưa cao hoặc chính sách về BHXH, BHYT có những thay đổi, bổ sung, các văn bản chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc quy định chưa cụ thể, dẫn đến những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tham gia BHXH và đơn vị sử dụng lao động (nhất là trong các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài).

- Do công tác tuyên truyền chưa thật sâu rộng, mạnh mẽ, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú cho nên chưa gây được ấn tượng, thuyết phục mọi người tự giác tham gia BHXH, BHYT, nhất là đối tượng thuộc loại hình tự nguyện.

- Ý thức chấp hành luật BHXV, BHYT của một số chủ sử dụng lao động chưa tốt, chủ yếu là khu vực kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Những nguyên nhân trên dẫn tới những hạn chế sau :

- Phí BHXH còn quá cao so với thu nhập trung bình của người dân.

- Số người tham gia và thực sự muốn tham gia BHXH còn thấp, dẫn đến số lượng người tham gia thấp, làm phá vỡ nguyên tắc lấy đông bù ít.

- Tồn tại người lao động không được tham gia BHXH (mặc dù theo nguyên tắc họ phải được tham gia).

- Tồn tại những dịch vụ của BHXH chưa đáp ứng chất lượng (đặc biệt là BHYT). - Khó khăn của người lao động tham gia BHXH trong việc tìm kiếm thông tin, hỏi đáp thắc mắc, khiếu nại, tố cáo... liên quan đến BHXH.

III. Giải pháp

Từ những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế trên ta nhận thấy rằng, ngàng BHXH Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế đó, góp phần phát huy hết tính tối ưu của BHXH Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp:

- Hoàn thiện hệ thống luật BHXH.

- Có chế độ quản lý nguồn thu chi hợp lý, tránh trường hợp nơi cần không có, nơi dư thừa.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, và doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

- Đảm bảo, nâng cao các dịch vụ đáp ứng quyền lợi người tham gia. - Nâng cao cạnh tranh với bảo hiểm nước ngoài trong xu thế hội nhập.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận về Bảo hiểm xã hội pps (Trang 27 - 29)