Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG III : THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

3.1. Tình trạng nam, nữ chung sống như vợ chồng khơng đăng ký kết hôn tại Việt Nam

3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nam nữ chung sống như vợ chồng

khơng đăng ký kết hơn ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cho rằng:

a) Thứ nhất, do ảnh hưởng của dân trí thấp, phong phục tập quán lạc hậu

Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như các tỉnh có biên giới với nước bạn như Cao Bằng, Thanh Hoá, các tỉnh Tây Nguyên,... Việc kết hôn giữa những người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số chủ yếu qua việc tổ chức lễ cưới và các nghi thức mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do họ chưa tiếp cận được với pháp luật về hơn nhân và gia đình 43 Th.S Lương Thị Hồ, “Chung sống như vợ chồng khơng đăng ký kết hơn: Thực trạng, đánh giá và hướng hồn thiện pháp luật” <http://gopfp.gov.vn/chi-tiet-an-pham/-/chi-tiet/chung-song-nhu-vo-chong-khong-%C4%91ang-ky-

ket-hon-%0Athuc-trang-%C4%91anh-gia-va-huong-hoan-thien-phap-luat-8312-3307.html>, truy cập ngày

để hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Hoặc do họ thuộc trường hợp chung sống như vợ chồng trái luật, không đủ điều kiện kết hôn (do ảnh hưởng của tục tảo hôn, cướp vợ, v.v..)

b) Thứ hai, do tác động của xu thế tồn cầu hố

Quan điểm “thế giới phẳng” ngày càng tác động đến đời sống xã hội của người Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng. Việc tiếp thu tinh hoa, quan điểm của các nền văn hoá khác nhau về khoa học, văn hoá, xã hội đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn với sự giúp sức của Internet và các thiết bị công nghệ. Trong đó quan điểm “chung sống khơng cần phải kết hơn” đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam làm cho họ hình thành lối sống buông thả, cởi mở hơn. Tại Hoa Kỳ, số người sống với một partner (người tình) mà khơng kết hơn vào khoảng 18 triệu vào năm 2016, tăng 29% kể từ năm 200744. Tại Hàn Quốc có hàng nghìn cặp đơi chung sống mà khơng đăng ký kết hôn, với số lượng cặp vợ chồng kết hôn vào năm 2020 đạt mức thấp kỷ lục kể từ lần đầu tiên nước này bắt đầu thống kê vào năm 198145. Có thể thấy hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng ở các nước khác trên thế giới. Có nhiều lý do để giới trẻ bỏ qua việc đăng ký kết hơn, có thể là khơng muốn bị thay tên đổi họ46 vì điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, lo ngại về các khoản thuế sau khi kết hôn, không muốn bị lệ thuộc về mặt pháp lý, v.v…

c) Thứ ba, do quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình thời điểm trước và ý chỉ chủ quan và yếu tố khách quan của các cặp vợ chồng

Chế định đăng ký kết hôn chỉ mới xuất hiện từ thời điểm Luật hơn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực. Kèm với đặc điểm của quan hệ hơn nhân là có tính chất lâu dài, dẫn đến nhiều cặp vợ chồng tuy không đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận hôn nhân thực tế (các quy định được phân tích ở mục 2.3. và họ vẫn chưa đăng ký kết hôn cho tới thời điểm này.

Một số người khi có ý định tái hơn hoặc kết hôn với người khác sau một cuộc hôn nhân đã chấm dứt có suy nghĩ rằng họ khơng nhất thiết phải đăng ký kết hôn với nhau. Họ không quan tâm đến việc đăng ký kết hôn và cảm thấy tự nguyện sống cùng nhau là đủ. Tình trạng này một phần cũng do tâm lý ngại tiếp xúc với chính quyền, thực hiện các 44 Pew research center, “8 facts about love and marriage in America”,

<https://www.pewresearch.org/fact-tank/2019/02/13/8-facts-about-love-and-marriage/>, truy cập ngày 17/8/2021

45 Báo Zing News, “Người trẻ Hàn Quốc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn”

<https://zingnews.vn/nguoi-tre-han-song-chung-nhu-vo-chong-nhung-khong-dang-ky-ket-hon-post1192085.html>, truy cập ngày 17/8/2021

46 Ở Nhật Bản, phụ nữ sau khi kết hôn phải theo họ của chồng. Tuy các nước phương Tây tuy pháp luật không quy định điều tương tự, nhưng nếu người phụ nữ không theo họ chồng sau khi kết hôn sẽ bị xã hội xem là lập dị.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn một số vấn đề pháp lý và thực tiễn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)