3.1.Vị thế của dệt may Việt Nam trong khu vực châu Á
Việt Nam tiếp tục là thị trường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI), là điểm nóng lớn nhất Đơng Nam Á. Tính đến 2018 Trung Quốc có 3.517 dự án với tổng vốn đầu tư 33 tỷ USD vào Việt Nam. Thương mại song phương giữa hai nước năm 2018 đạt 106 tỷ USD tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41 tỷ USD tăng 16% và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Phân tích về thị trường và chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu, ơng Sun Ruizhe - Chủ tịch Hội đồng dệt may Trung Quốc đã chỉ rõ: Hiện Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 36,2 tỷ USD trong năm 2018. Còn ngành dệt may Trung Quốc giữ vị trí số 1 thế giới với doanh số 250 tỷ USD/năm, giải quyết việc làm cho hơn 200 triệu người. Để mở rộng vành đai chuỗi cung ứng dệt may, hiện Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngồi trong đó Việt Nam là thị trường đầu tư quan trọng nhất. Điều này cho thấy Việt Nam có vị trí quan trọng và là tâm điểm quan tâm hiện nay của dệt may tại khu vực. Việc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam, xây dựng các chuỗi cung ứng dệt may bền vững mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển cơng nghiệp dệt may tồn cầu cũng như duy trì tính cạnh tranh của cơng nghiệp dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Đến hết Q1/2020, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may ước đạt hơn 8 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu hàng dệt may (gồm vải) trong Q1/2020 ước tính đạt hơn 7 triệu USD, giảm 1.4% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chứng kiến mức sụt giảm 7.42%.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 3 triệu USD, giảm 0.42%, chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của
Việt Nam. Đứng thứ hai là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 900 triệu USD, tăng 2.12%, chiếm 13%. Hàn Quốc đứng thứ ba với 700 triệu USD, giảm 7.12%, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu
3.2.Nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
3.2.1.Nguyễn liệu đầu vào.
3.2.1.1.Vấn đề bông vải sợi.
Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu ở đoạn đầu của chuỗi dệt may và giữ vai trò trọng yếu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình dệt may.
Từ năm 2000 đến năm 2010, ngành dệt may vươn lên vị trí số 1 trong ngành kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tăng trưởng trên 300%, từ 120000 tấn lên đến 420000 tấn. Trong khi đó, năm 2000, sản lượng bơng đạt 12.000 tấn, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu kéo sợi thì đến năm 2010 chỉ cịn 3.500 tấn – tức còn 30% sản lượng năm 2000 và chỉ còn đáp ứng khoảng 1,3% nhu cầu bông cho ngành sợi (Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam, 2010). Sự giảm sút trong sản lượng bông này làm ảnh hưởng đến các khâu sản xuất của chuỗi dệt may Việt Nam, nhất là trong khi tình trạng giá bơng trên thế giới tang vọt, đe doạ tới sự ổn định của ngành dợi nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Trong nhiều năm qua Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm bông, xơ để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho ngành sợi cũng như ngành dệt may Việt Nam (Bảng 1). Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu
bông lớn thứ 3 thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm, trong đó có hơn 800 nghìn tấn bơng nhập khẩu từ Mỹ (chiếm 60% tổng sản lượng nhập khẩu).
Bảng 1: Số liệu nhập khẩu bơng sợi vào Việt Nam tính đến năm 2010
(Nguồn: Hiệp hội bông sợi Việt Nam)
Về hoạt động sản xuất sợi, năm 2010, ngành công nghiệp sợi Việt Nam có 70 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc (31 doanh nghiệp) và khu vực miền Nam (33 doanh nghiệp) với quy mô 3.656.756 cọc sợi và 104.348 rotor, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 336 triệu USD13 . Ngành sợi đã có sự phát triển nhanh chóng trong những năm qua, năm 2004 giá trị xuất khẩu của ngành chỉ đạt 13,2 triệu USD thì đến năm 2008 đạt 89,7 triệu USD. Tuy nhiên tính đến tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu sợi tháng 10/2018 của Việt
Nam giảm 7,19% so với tháng trước đó (tương đương giảm 23,76 triệu USD), trong đó riêng xuất khẩu sợi sang Trung Quốc giảm trên 22% từ 218,33 triệu USD xuống còn 172,98 triệu USD tương đương giảm 45,4 triệu USD.
Theo Hiệp hội Sợi Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cung và cầu trong nước chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi, do đó lượng sợi sản xuất được chủ yếu để xuất khẩu. Sợi của nước ta chưa đa dạng về chủng loại, chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may đòi hiểu các loại sợi khác nhau và các loại sợi đặc biệt. Thêm nữa việc quá phụ thuộc vào nhập khẩu bông trong khi giá bông trên thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuât sợi. Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành
Vinh: “sự phát triển cịn chưa mạnh của ngành sợi có thể là do chúng ta phụ thuộc vào 97% nguồn nguyên liệu bơng, xơ nhập khẩu và hạn chế về trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại”
Ngành dệt vẫn chưa khai thác tốt vì yếu tố đầu vào – bông sợi – chiếm 60% giá thành, chúng ta lại quá phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Ngành trồng bơng và ngành kéo sợi giữ vai trị quan trọng trong cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các phân đoạn dệt-nhuộm và may nên nếu Việt Nam chủ động được nguồn bơng và sợi thì sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm ở công đoạn sau của ngành dệt may Việt Nam mà trực tiếp là khâu dệt nhuộm.
3.2.1.2: Vấn đề về máy móc thiết bị
Theo ơng Nguyễn Phương Nam - Giám đốc điều hành, đồng sáng lập Công ty Nantex - nhà phân phối độc quyền cho 4 hãng nước ngoài tại Việt Nam cho biết, thị trường dệt may Việt Nam ngày càng phát triển nên doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư máy móc nhất là máy cao cấp để sản xuất, xuất khẩu.
Hiện Việt Nam đang thiếu 6,5 tỷ mét vải, và để đầu tư sản xuất ra lượng vải này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư khoảng 6,5 tỷ USD, trong đó máy móc thiết bị chiếm 60%, tức ngành dệt cần khoảng 3,9 tỷ USD đầu tư cho máy móc. Ơng Phạm Xn Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agtek) cho biết, với quy mơ xuất khẩu lên tới gần 30 tỷ USD, ngành dệt may với hơn 6.000 doanh nghiệp, chưa kể một lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất…sẽ kéo theo nhu cầu cấp thiết về mua máy móc, cơng nghệ mới.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn FDI đã đầu tư lớn cho máy móc, thiết bị, giúp nâng cao được năng suất lao động, giảm thiểu được tối đa sản phẩm lỗi.
Việc sở hữu các dây chuyền, thiết bị hiện đại từ máy may, máy dệt, máy cắt vải tự động, máy kéo sợi, chế biến sợi và phụ kiện, hóa chất và thuốc nhuộm, thiết bị thêu, dệt kim, thiết bị kiểm tra và điều khiển, máy cuộn dây, màn hình dệt, máy móc in ấn trên chất liệu vải….sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy năng suất lao động lên cao, giảm thiểu được chi phí tiền lương do giảm được số lượng lao động trực tiếp sản xuất…
3.2.2. Sản phẩm đầu ra.
Các sản phẩm dệt may may mặc thuộc phạm vi áp dụng của QCVN là các sản phẩm cung cấp tại thị trường Việt Nam gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công (sợi, vải dệt thoi, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên) hoặc sản phẩm dệt may có cùng ngun liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hồn tất.
Trước đây, các mặt hàng sợi được sản xuất chủ yếu là các loại sợi bông chải thô, cung cấp cho thị trường nội địa, dệt các mặt hàng phổ thông như vải bạt quân dụng, vải bảo hộ lao động, ka ki.Những năm gần đây mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn. Tuy các mặt hàng đã được phát triển và nâng cao chất lượng một cách rõ rệt, mang lại những kết quả khả quan trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nhưng tỷ lệ sản lượng mặt hàng có hiệu quả chưa cao làm cho việc phục hồi vốn đầu tư chem., kéo dài việc trả nợ.Hơn nữa công tác nghiên cứu các mặt hàng chưa được khuyến khích, thiếu chủ động trong việc tìm hang mới… nên chưa thay thế được các mặt hàng mà ngành May phải nhập để tái xuất, chưa hình thành được mối liên hệ vững chắc giữa Dệt và May trên thị trường nội địa.
Sản phẩm của ngành May rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặ hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với
cơng nghệ may phức tạp, thời trang của thế giới. Có nhiều chủng loại mặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:
Nhóm mặt hàng đồ lót.
Nhóm mặt hàng may mặc thường ngày: sơ mi, quần âu,áo váy… Nhóm quần áo đồ thể thao: quần áo vải thun, quần áo
Jean. Nhóm thời trang hiện đại
Nhóm các loại trang phục đặc biệt: Quân đội, Nội vụ, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề.
Các chủng loại mặt hàng trên với nhiều chất liệu và phụ liệu, các doanh nghiệp may đang thực hiện đơn hàng với nước ngoài và của các ngành trong nước với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng. Tuy vậy, do còn thiếu các máy chuyên dùng hiện đại, phải dung nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với nhiều nước khác. Một số mặt hàng như áo da….do chưa có máy chun dùng nên cịn bị hạn chế trong sản xuất.
Số liệu chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, hơn 60% giá trị xuất khẩu của ngành may mặc là từ áo sơ mi, áo thun, áo khoac, quần, phục vụ cho phân khúc thị trường cấp trung và cấp thấp. Các sản phẩm cao cấp như đồ vest hay váy được xuất khẩu với số lượng rất hạn chế.
3.3.Hoạt động marketing và phân phối.
Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà bn nước ngồi.
Mạng lưới các nhà mua này bao gồm: các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà sản xuất, và các nhà bn (Hình 1). Những doanh nghiệp bán lẻ, đa số thuộc thị
trường EU, Nhật và Mỹ, họ sở hữu những thương hiệu hàng đầu quốc tế, những siêu thị, cửa hàng bán sỉ và bán lẻ. Những nhà sản xuất nhập sản phẩm (buyer) từ Việt Nam bao gồm các nhà may mặc quốc tế và khu vực, các nhà buôn trong khu vực thường từ Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Trong khi đó, các nhà bn đóng vai trị rất quan trọng là trung gian trong chuỗi cung ứng hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới. Các doanh nghiệp bán lẻ lớn tin cậy vào các nhà buôn (chủ yếu từ Hồng Kông) để phát triển mạng lưới cung ứng của họ ở Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch. Các doanh nghiệp đầu tư may mặc nước ngoài hiếm khi liên hệ trực tiếp với các khách hàng quốc tế ở Việt Nam, vì nhà cung ứng của họ thường có văn phịng đại diện đặt ở Hồng Kơng, Đài Loan hay Hàn Quốc. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các nhà buôn nhỏ trong khu vực (Nadvi và Thoburn, 2004).
Hình 6. Các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Dang Nhu Van (2005), Vietnamese T&G Firms in the Global Value Chain)
Theo kết quả nghiên cứu của Dang Nhu Van (2005) thì hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng gia cơng, rất ít doanh nghiệp dệt may có được các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp dệt may thì thơng qua các văn phịng đại diện ở Việt Nam của các thương hiệu
nổi tiếng để cung cấp sản phẩm. Nói cách khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản xuất khu vực.
Như vậy, hoạt động marketing và phân phối đang là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam, điều này là do chúng ta chủ yếu thực hiện các đơn hàng gia công ở mức CMT và FOB cấp I nên Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên tồn cầu. Một khi chúng ta cịn chưa nắm được các mắt xích ở thượng nguồn để chủ động trong hoạt động sản xuất với các mẫu thiết kế và thương hiệu riêng thì ngành dệt may Việt Nam vẫn khó có thể xâm nhập được mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đối với việc phân phối các sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam lựa chọn một chuỗi các cửa hàng phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với 3 kênh tiêu thụ gồm: xây dựng các cửa hàng độc lập, mở rộng hệ thống đại lý hiện nay và đưa các sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp.
Các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã quy hoạch lại năng lực sản xuất, củng cố và áp dụng công nghệ sản xuất theo phương pháp cơng nghệ Lean tồn diện tại các đơn vị trực thuộc cũng như các đơn vị thành viên với mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, tiếp tục đầu tư chiều sâu bằng những máy móc thiết bị chuyên dùng để góp phần tăng năng suất lao động, thay thế lao động giản đơn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp may này đã mở rộng năng lực sản xuất tại các đơn vị, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, cải tiến hợp lý hóa sản xuất bằng phương pháp Lean, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, tăng cường giá trị tăng thêm của sản phẩm, đẩy nhanh tăng năng suất lao động, cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục khai thác và chiếm lĩnh thị trường Nội địa, đa dạng hóa mặt hàng, nhãn
hiệu, rà soát, củng cố và phát triển hệ thống các kênh phân phối. Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, tiếp nhận các chương trình đầu tư của khách hàng. Hiên tại thì các doanh nghiệp dệt may của nước ta định hướng kinh doanh vẫn xác định thị trường nội địa là thị trường trọng tâm. Bởi đây thực sự là thị trường đầy tiềm năng cho cả các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Vì vậy, các doanh nghiệp đã xúc tiến đầu tư, lựa chọn kênh phân phối một cách hợp lý, để đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trong nước một cách nhanh nhất, phù hợp với thị hiếu, thu nhập, mơi trường và khí hậu của nước ta.
3.4.Hệ thống quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Hàng tồn kho phải tồn ở mức hợp lý đủ để sản xuất và chi