.Cấu trúc của hệ thống VSAT IP

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo BTL THÔNG TIN vệ TINH hệ thống thông tin vệ tinh quỹ đạo vệ tinh (Trang 48)

các trạm thuê bao (User Terminal-UT). Vệ tinh iPSTAR

 Vị trí quỹ đạo: 1200 E

 Số bộ phát đáp : 112

 Công suất : 14 KW

 Tuổi thọ hoạt động : 12 năm

Dung lượng băng thông cho khách hàng sử dụng: 45 Gbps (25/20) cho tuyến lên và tuyến xuống. Dung lượng danh định tiêu chuẩn tính theo ăng-ten 1,2m. Vùng phủ sóng của vệ tinh iPSTAR ( hình 2.2) bao gồm các búp phủ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có:

+ 84 búp phủ hẹp.

+ 3 búp phủ rộng.

+ 7 búp phủ quảng bá.

+ 18 búp phủ hẹp băng Ka với dung lượng băng thông lớn nhất.

+ Sử dụng cơng nghệ vùng phủ sóng nhiều tia (spot beam) để tăng khả năng tái sử dụng tần số, cho phép mở rộng phổ tần làm việc, tăng dung lượng băng tần vệ tinh và với mật độ cơng suất tín hiệu rất cao (EIRP=60 dbW) cho phép giảm kích thước ăng-ten trạm đầu cuối.

+ Sử dụng băng tần Ka cho tuyến Gateway – UT (Forward Link). Truy nhập TDM-OFDM, tốc độ tới 4 Mbps.

+ Sử dụng băng tần Ku cho tuyến UT – Gateway (Return Link). Truy nhập MF-TDMA, tốc độ tới 2 Mbps.

+ IPSTAR có 4 spot beam bao phủ tồn bộ lãnh thổ Việt Nam (Hình 2.3) và 01 broadcast beam, hoạt động ở băng tần Ka và Ku với dung lượng thiết kế khoảng 2 Gbps (cho cả 2 chiều lên, xuống).

Vùng phủ sóng của vệ tinh iPSTAR-1

3. Trạm cổng (Gateway)

3.1. Cấu hình của một trạm Gateway

Sơ đồ chức năng của một Trạm Gateway bao gồm:

 Ăngten đường kính D = 8-11m cho cả trạm chính và trạm dự phòng

 Khối thiết bị cao tần, bao gồm các thiết bị máy phát HPA, Up converter, LNA; Down converter, khối điều khiển hoạt động của trạm Gateway chính và dự phịng cùng các thiết bị phụ trợ cao tần thu phát khác.

 Khối các thiết bị giao tiếp và xử lý tín hiệu băng gốc.

+ Core router : Thực hiện chức năng định tuyến các gói tin IP giữa các thiết bị mạng trong mạng iPSTAR.

+ TCPA : Tối ưu hóa tốc độ truyền dẫn TCP/IP thông qua vệ tinh

+ FLP : Điều khiển, quản lý lớp dịch vụ (CoS), chất lượng dịch vụ (QoS) và các chức năng TCPA. FLP lọc và xắp sếp dữ liệu theo thứ tự ưu tiên và lớp dịch vụ trước khi gửi tới TI. Bản tin cước từ TI và SI cũng sẽ được hợp nhất tại đây và

` + TI : Xử lý dữ liệu tuyến truyền dẫn Gateway-UT. TI đóng gói data theo một định dạng khung đặc biệt trước khi đưa tới Modem vệ tinh (Toll-Tx).

+ Toll-Tx : Nhận tín hiệu từ TI, sau đó lượng tử hóa, mã hóa TPC điều chế, ghép kênh OFDM data từ tất cả 16 kênh và đưa tới hệ thống phát RF. Hệ thống TI thông báo cho hệ thống Toll Tx các thơng tin về điều chế, mã hóa TPC của data trong mỗi một khe thời gian (time slot).

+ STAR Rx : Xử lý tín hiệu nhận được từ các UT thông qua vệ tinh, đồng thời tiến hành giải điều chế và giải mã tín hiệu.

+ SI : Xử lý tín hiệu nhận được từ bộ thu STAR-Rx, chuyển đổi dữ liệu nhận được thành các gói IP và chuyển tới Core Router.

 Hệ thống quản lý mạng (NMS/RRM): Quản lý tài nguyên của trạm Gateway và cho phép người khai thác truy nhập và điều khiển, bao gồm chức năng điều khiển truy nhập, quản lý tài nguyên, cấu hình, quản lý lỗi, khai thác và giám sát sự hoạt động của hệ thống, quản lý tài nguyên băng tần vệ tinh và phân bổ dung lượng cho các trạm UT.

 Acounting server/Call Record server nhận dữ liệu từ NMS và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ cho mục đích tính cước.

 Tuỳ thuộc vào ứng dụng cung cấp mà trạm Gateway được trang bị thêm:

+ Các đường truyền kết nối băng rộng với mạng Internet, trụ sở khách hàng cho các mục đích cung cấp người sử dụng đầu cuối truy cập mạng Internet băng rộng, mạng dùng riêng...

+ Content Server, VoD Server...: cho ứng dụng cung cấp thơng tin, chương trình TV theo yêu cầu.

4. Ưu, nhược điểm của hệ thống iP STAR

4.1. Ưu điểm

 Vệ tinh: Sử dụng vùng phủ sóng có nhiều tia (spot beams), cho phép sử dụng tần số hiệu quả bằng cách tái sử dụng lại tần số tạo ra băng thông lớn hơn nhiều so với vệ tinh thông thường, đồng thời nâng cao được cơng suất cho từng spot beam. Ngồi ra, vệ tinh iPSTAR sử dụng kỹ thuật điều khiển công suất linh hoạt phù hợp với điều kiện thời tiết và đây là kỹ thuật không được áp dụng cho các vệ tinh thông thường.

 Thiết bị mặt đất: Sử dụng kỹ thuật phân bổ đường truyền linh hoạt Dynamic Link Allocation (cho phép tự động điều chỉnh phương thức điều chế, mã hóa và tăng ích để đảm bảo tính khả dụng cho từng trạm UT), vì vậy đã cải thiện được vấn đề suy hao do mưa.

 Kích thước trạm đầu cuối nhỏ gọn (0.8m – 1.8m).

 Tính cước, giám sát mạng, nâng cấp phần mềm hoạt động ... đều có thể thực hiện từ trạm Gateway.

4.2. Nhược điểm

 Nhược điểm của thông tin vệ tinh là chịu ảnh hưởng tác động của thời tiết và đặc biệt nhạy cảm hơn ở băng tần Ka, Ku. Thơng tin có thể bị gián đoạn với lượng mưa >100mm/h.

 Thiết bị iPSTAR sử dụng đa dạng kỹ thuật điều chế, mã hoá cho phép tự động phân bổ đường truyền linh hoạt là công nghệ độc quyền, thực hiện quản lý khai thác các phần tử mạng tập trung tại trạm Gateway do đó các thiết bị mặt đất sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp thiết bị iPSTAR bao gồm cả trang thiết bị trạm Gateway và các UT.

5. CÁC DỊCH VỤ CỦA IP-VSAT

Hệ thống VSAT - IP cho phép triển khai nhiều ứng dụng khác nhau dựa trên giao thức IP, với mục tiêu cung cấp đường truyền băng rộng cho các đối tượng khách hàng là các cá nhân, cơng sở, xí nghiệp, các ISP...

5.1. Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng

Hệ thống VSAT-IP cung cấp đường truyền băng rộng cho khách hàng với tốc độ Download tới 4 Mbps, tốc độ Upload đạt tới 2 Mbps. Dựa trên đường truyền băng rộng cung cấp giải pháp mạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng.

Mơ hình dịch vụ truy nhập internet băng rộng 5.2. Dịch vụ thoại VoIP và Fax

Hệ thống VSAT-IP cung cấp dịch vụ thoại gồm 3 thành phần cơ bản Voice gateway, CallManager và thiết bị biến đổi IP-thoại analog (ATA).

Mơ hình dịch vụ thoại VoIP và fax

 Voice gateway thực hiện chức năng giao tiếp giữa mạng IP và mạng PSTN.

 CallManager thực hiện chức năng điều khiển định tuyến cuộc gọi trong nội bộ mạng và liên mạng, thực hiện chức năng lưu trữ thông tin chi tiết cuộc gọi phục vụ cho mục đích tính cước.

 Thiết bị ATA cung cấp giao diện kết nối với máy điện thoại thông thường hoặc kết nối với tổng đài PBX.

 VSAT-IP cung cấp mạng riêng ảo theo mơ hình điểm-đa điểm.

Trạm Gateway kết nối với Router khách hàng thông qua kênh thuê riêng. Các chi

nhánh trao đổi thơng tin với trụ sở chính qua phương thức truy nhập vệ tinh chia sẻ băng thơng (Slotted ALOHA, TDMA).

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo BTL THÔNG TIN vệ TINH hệ thống thông tin vệ tinh quỹ đạo vệ tinh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w