II. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
2. Kế toán biến động tăng TSCĐHH:
2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình
Từ năm 1997 căn cứ để kế toán TSCĐ tính khấu hao là quyết định 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/96 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Và mới đây là Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Đây là một sự thay đổi lớn trong quản lý của nhà nước đối với việc khấu hao TSCĐ. Nó thể hiện quan điểm muốn khuyến khích khấu hao nhanh và khuyến khích nâng cao vì nếu không đưa tối đa trong quá trình sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp sẽ nâng cao mức khấu hao làm cho giá thành sản xuất sản phẩm cao dần đến lợi nhuận giảm và nhà nước sẽ thất thu thuế.
Còn nếu không quy định mức khấu hao tối thiểu thì sẽ dẫn đến tình trạng lãi giả thật do doanh nghiệp đã sử dụng lạm vào vốn cố định mà không thực hiện với khấu hoa kịp để bồi hoàn. Doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn tỷ lệ khấu hao phù hợp với hoạt động của đơn vị sau đó đăng ký với Bộ Tài chính và tỷ lệ này không thay đổi ít nhất 3 năm. Cồn nếu doanh nghiệp do một số TSCĐ có tiến bộ kỹ thuật nhanh, chế độ làm việc cao hơn mức bình quân. .. thì quyết định cho phép "doanh nghiệp được tăng mức khấu hao cơ bản quá 20% so với mức quy định vào phải báo cáo với cơ quan tài chính để theo dõi".
Công ty xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây:
=
Mức tính khấu hao được phân bổ căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐ do bộ phận nào quản lý thì mức trích khấu hao của các TSCĐ đó sẽ được phân bổ vào chi phí của bộ phận sử dụng đó.