3.1 Sự giống nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Giống như sự giống nhau giữa tơn giáo với tín ngưỡng dân gian, tức là đều tin vào những điều mà mắt mình khơng trơng rõ, tai mình khơng nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng; hạ là, những tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành 24
vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc và những đối tượng tơn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.
3.2 Sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Nhiều người hiểu sai giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan dẫn đến ứng xử khơng phù hợp, gây bất hòa trong đời sống.
Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 2 Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tơn vinh người có cơng với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dịng họ và những cơ sở tương tự khác.
Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người; tơn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn vinh người có cơng với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân; bảo hộ cơ sở tín ngưỡng và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng.
Ví dụ: Ngày 1/12/2016, phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO đã chính thức cơng nhận Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong khi đó, mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, khơng căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, khơng phù hợp với lẽ tự nhiên (như là tin vào bói tốn, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, hao tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, thiệt hại về tài sản.
25
KẾT LUẬN
Tóm lại, tơn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan có những điểm giống và khác nhau, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, mối quan hệ này được tạo ra bởi những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực đó. Phân biệt được sự giống, khác nhau và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để góp phần phát huy mặt tích cực của tơn giáo, tín ngưỡng và khắc phục mặt tiêu cực của của chúng và bài trừ được mê tín dị đoan.
Để góp phần quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng theo đúng quy định của pháp luật, đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt Pháp lệnh tơn giáo, tín ngưỡng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo và tự do khơng tín ngưỡng tơn giáo. Vận động, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện hành đạo theo đúng quy định của pháp luật, đồn kết giữa các tơn giáo, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức của tơn giáo phù hợp với giai đoạn mới theo phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” và tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo. Bảo tồn, phát huy và trao truyền các giá trị truyền thống về văn hóa đạo đức, văn hóa ứng xử, lối sống lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nâng cao trình độ dân trí và hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân về sự khác nhau của tín ngưỡng, tơn giáo và mê tín dị đoan, tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi và có những biện pháp xử phạt nghiêm minh với những đối tượng hành nghề mê tín dị đoan, tàng trữ mua bán các tài liệu liên quan đến hoạt động mê tín dị đoan.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn gốc bản chất của tôn giáo (2015): https://sites.google.com/site/drcongcuu/cau-27
2. Luật sư Nguyễn Văn Dương (2021), mê tín dị đoan là gì?,
https://luatduonggia.vn/me-tin-di-doan-la-gi-bieu-hien-hau-qua-va-phong-chong- me-tin-di-doan/
3. Nguyễn Hùng Vỹ (2020), Ngăn chặn và bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan,
https://luatduonggia.vn/me-tin-di-doan-la-gi-bieu-hien-hau-qua-va-phong-chong- me-tin-di-doan/
4. Đặng Thị Lan (2014), về vai trị của đạo đức tơn giáo trong đời sống xã hội, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/ve_vai_tro_cua_dao_duc_ton_giao_trong_doi_song_xa_hoi.html
27